Hướng dẫn hạch toán bị truy thu thuế TNDN; GTGT; TNCN; kiểm kê hàng hóa sai…

Kinh Nghiệm,Tin Tức  13/03/2024 Đỗ Hằng

Hướng dẫn hạch toán bị truy thu thuế TNDN; GTGT; TNCN; kiểm kê hàng hóa sai. Sau quyết toán, nếu doanh nghiệp sai sót làm tăng TNDN phải nộp, hoặc giảm số thuế GTGT được khấu trừ dẫn đến làm tăng số thuế GTGT phải nộp thì khi nhận văn bản kết quả quyết toán thì doanh nghiệp hạch toán như sau:

I. CÁCH XỬ LÝ THUẾ GTGT, THUẾ TNDN, THUẾ TNCN SAU QUYẾT TOÁN THUẾ

1. Cách điều chỉnh thuế GTGT và thuế TNDN sau quyết toán thuế

➤ Nếu năm trước doanh nghiệp đang lỗ (Số dư Nợ 4211):

Hạch toán Nợ TK 811:

  • Có TK 3334: Số thuế TNDN phải nộp thêm;
  • Có TK 33311: Số thuế GTGT phải nộp thêm. 

Chi phí này sẽ không được trừ khi quyết toán thuế TNDN và được ghi lên chỉ tiêu [B4] ‘’Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế’’ của tờ khai thuế TNDN.

 Nếu năm trước doanh nghiệp đang lãi (Số dư Có 4211):

Doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 1 thành viên thì hạch toán như sau :

Hạch toán Nợ TK 4211:

  • Có TK 3334: Số thuế TNDN bị truy thu;
  • Có TK 33311: Số thuế GTGT nộp thêm sau quyết toán.

Công ty cổ phần và công ty TNHH 2 thành viên trở lên hạch toán như sau:

– Phải có biên bản họp hội đồng thành viên, nếu các thành viên chấp nhận được tính vào lợi nhuận năm trước thì hạch toán: 

  • Nợ TK 4211;
  • Có TK 33311, TK 3334.

– Nếu các thành viên không chấp nhận tính vào lợi nhuận năm trước mà để lợi nhuận chia cổ tức thì xử lý:

  • Nợ TK 811;
  • Có TK 33311, TK 3334.

– Trường hợp làm giảm số thuế GTGT được khấu trừ không dẫn đến làm tăng số thuế GTGT phải nộp thì hạch toán:

  • Nợ TK 4211;
  • Có TK 1331: Số thuế GTGT được khấu trừ bị giảm.

– Trường hợp làm tăng số thuế GTGT được khấu trừ:

  • Nợ TK 33311: Số thuế GTGT được khấu trừ tăng;
  • Có TK 4211: Lợi nhuận tăng do giảm chi phí.

– Trường hợp làm giảm số thuế GTGT đầu ra

  • Nợ TK 33311: Số thuế GTGT được giảm;
  • Có TK 4211: Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.

2. Cách điều chỉnh thuế TNCN sau toán thuế:

Khi bị truy thu thêm tiền thuế TNCN, thì doanh nghiệp xác định khoản tiền thuế TNCN này sẽ do người lao động trả hay do công ty trả.

 Nếu do nhân viên trả và được khấu trừ vào lương của kỳ này thì hạch toán:

  • Nợ TK 334 – Khấu trừ số truy thu vào lương nhân viên;
  • Có TK 3335: Số thuế TNCN bị truy thu.

 Nếu số thuế TNCN bị truy thu sẽ do công ty trả thì hạch toán giống với phần thuế GTGT và thuế TNDN, cụ thể:

– Nếu doanh nghiệp đang có số dư Nợ 4211 thì hạch toán: 

  • Nợ TK 811;
  • Có TK 3335.

– Nếu doanh nghiệp đang có số dư Có 4211 (lãi) và ở công ty cổ phần và công ty TNHH 2 TV trở lên các thành viên chấp nhận tính vào lợi nhuận năm trước thì hạch toán:

  • Nợ TK 4211;
  • Có TK 3335.

3. Cách hạch toán nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước :

Khi nộp các loại thuế vào ngân sách nhà nước bạn hạch toán:

Khi giảm số thuế GTGT được khấu trừ thì ngoài hạch toán trên sổ sách doanh nghiệp phải điều chỉnh kê khai bổ sung của kỳ giảm thuế VAT được khấu trừ và nhập vào chỉ tiêu 37 – ‘’điều chỉnh tăng’’ của tờ khai thuế GTGT hiện tại khi có kết quả thanh tra, kiểm tra.

Ví dụ 1

Công ty A là công ty TNHH 2 TV có biên bản kiểm tra ngày 25.05.2022 với kết quả truy thu thuế của năm 2020 như sau:

– Truy thu thuế: 70.000.000 đồng trong đó:

  • Thuế GTGT: 20.000.000 đồng;
  • Thuế TNDN: 50.000.000 đồng.

Công ty A có lỗ sau thuế năm trước là 150.000.000 đồng (Số dư bên Nợ 4211). Hạch toán các khoản truy thu và nộp thuế như thế nào?

➨ Trả lời: 

Ngày 25.05.2022, sau khi nhận biên bản kiểm tra của cơ quan thuế, công ty A hạch toán như sau:

– Nợ TK 811: 70.000.000 đồng;

– Có TK 33311: 20.000.000 đồng;

– Có TK 3334: 50.000.000 đồng.

Khi nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước:

– Nợ TK 3334: 50.000.000 đồng;

– Nợ TK 33311: 200.000.000 đồng;

– Có TK 1111/1121: 70.000.000 đồng.

II. CÁCH XỬ LÝ CHÊNH LỆCH HÀNG TỒN KHO, TIỀN MẶT

1. Trường hợp phát hiện hàng hoá, nguyên vật liệu, thành phẩm, công cụ dụng cụ hay tiền mặt thừa (Số kiểm tra thực tế lớn hơn so với sổ sách)

Tất cả các trường hợp thừa hàng hóa ở bất kỳ giai đoạn nào thì doanh nghiệp phải lập biên bản và tìm ra nguyên nhân dẫn đến thừa.

– Nếu do nhầm lẫn về cân đo đong đếm và sai hay quên ghi sổ thì doanh nghiệp phải điều chỉnh lại sổ kế toán.

– Nếu chưa xác định được nguyên nhân chờ Ban Giám đốc xử lý thì hạch toán như sau:

  • Nợ TK 156/155/152/153/1111;
  • Có TK 3381 – Tài sản thừa chờ xử lý.

– Khi có quyết định của Ban Giám đốc về xử lý hàng thừa:

  • Nợ TK 3381 – Tài khoản thừa chờ quyết định;
  • Có TK 331: Nếu thừa do nhà cung cấp giao thừa, quyết định mua hết số hàng thừa;
  • Có TK 152/155/156/153: Nếu thừa do nhà cung cấp giao thừa và quyết định trả lại hàng thừa cho nhà cung cấp;
  • Có TK 711: Nếu không xác định được nguyên nhân và Ban Giám đốc quyết định đưa vào thu nhập khác.

2. Trường hợp phát hiện hàng hoá, nguyên vật liệu, thành phẩm, công cụ dụng cụ thiếu (Số kiểm tra thực tế nhỏ hơn so với sổ sách)

– Cũng giống như trường hợp thừa, nếu không xác định được nguyên nhân thiếu chờ BGĐ xử lý thì:

  • Nợ TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý;
  • Có 156/152/155/153/1111.

– Khi có quyết định của Ban quản lý, hạch toán:

  • Nợ 1111 – Nếu người gây ra lỗi nộp bồi thường bằng tiền;
  • Nợ 334 – Nếu trừ vào lương của nhân viên phạm lỗi;
  • Nợ 632 – Phần giá trị hao hụt của hàng hóa, nguyên vật liệu hay công cụ dụng cụ còn lại tính vào giá vốn;
  • Có TK 1381 – Tài sản thiếu chờ xử lý.

III. CÁCH XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP KHÁC SAU QUYẾT TOÁN THUẾ:

1. Trường hợp kê khai chi phí không đúng quy định

– Các chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN theo quy định nhưng doanh nghiệp vẫn khai vào dẫn đến khai sai chi phí được trừ. Trường hợp công ty các năm bị quyết toán đang lỗ và các chi phí loại nhỏ hơn số lỗ thì sẽ không có truy thu thuế GTGT hay thuế TNDN mà thay vào đó cơ quan thuế sẽ ra quyết định giảm lỗ của năm được quyết toán.

– Số lỗ giảm sau quyết định thanh tra này thì doanh nghiệp sẽ không phải hạch toán gì vào sổ sách cả. Doanh nghiệp sẽ phải theo dõi riêng số lỗ bị giảm này để làm căn cứ chuyển lỗ cho các năm tiếp theo trên phụ lục chuyển lỗ mẫu 03-2/TNDN của tờ khai quyết toán thuế TNDN (Thời gian chuyển lỗ liên tục không quá 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ).

Ví dụ 2:

Năm 2021 doanh nghiệp có số lỗ trên BCTC là 200.000.000 đồng. Năm 2022 có biên bản kiểm tra thuế cho năm 2021 với kết quả giảm lỗ năm 2021 là 50.000.000 đồng do kê khai các chi phí trên 20 triệu thanh toán bằng tiền mặt.
➜ Theo kết quả này thì kết chuyển lãi lỗ đầu năm vẫn là 200.000.000 đồng theo kế toán.
➜ Theo thuế số lỗ chỉ được chấp nhận là: 200 – 50 = 150 triệu đồng. Số này là số lỗ làm căn cứ chuyển lỗ trên phụ lục chuyển lỗ 03-2/TNDN nếu doanh nghiệp có lãi trong năm 2022 hoặc các năm tiếp theo (Tối đa không quá 5 năm kể từ năm 2021).

2. Trường hợp phạt vi phạm hành chính và chậm nộp

– Khi doanh nghiệp khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp thì sẽ bị phạt theo khoản 1 Điều 16 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020. Doanh nghiệp sẽ bị phạt số tiền bằng 20% số tiền thuế bị truy thu.

– Khi khai sai nhưng không dẫn đến thiếu số thuế phải nộp thì sẽ bị phạt theo Điều 12 Nghị định số 125/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020:

  • Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu trong hồ sơ thuế nhưng không liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.
  • Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.500.000 đồng đối với hành vi khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai thuế, các phụ lục kèm theo tờ khai thuế nhưng không liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.
  • Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối khai sai, khai không đầy đủ các chỉ tiêu liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế trong hồ sơ thuế.

– Khi bị truy thu thêm tiền thuế GTGT, TNDN thì doanh nghiệp phải nộp thêm tiền chậm nộp của các khoản truy thu thêm đó. Tiền chậm nộp được tính ở mức 0.03%/ngày tính trên số tiền thuế chậm nộp (Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 130/2016/TT-BTC).

– Khi nhận được quyết định xử phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp ở biên bản quyết toán thuế, doanh nghiệp ghi nhận vào chi phí khác của năm nhận được quyết định xử phạt:

  • Nợ TK 811: Số tiền phạt vi phạm hành chính hay tiền chậm nộp;
  • Có TK 3339: Các khoản tiền phạt phải nộp.

Khi nộp các khoản tiền phạt vào ngân sách nhà nước ta hạch toán:

  • Nợ TK 3339: Tiền chậm nộp + tiền phạt vi phạm hành chính;
  • Có TK 1111/1121: Số tiền phí phải nộp nhà nước.

Đồng thời, khi quyết toán thuế TNDN năm nhận quyết toán thì khoản tiền phạt này không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Ví dụ 3:

Tiếp theo ví dụ 1, giả sử công ty A năm 2021 không bị truy thu thuế nhưng bị giảm lỗ 100.000.000 đồng.

– Số tiền phạt do kê khai sai dẫn đến số tiền thuế GTGT phải nộp năm 2020: 4.000.000 đồng (20% số thuế GTGT bị truy thu).

– Số tiền phạt do kê khai sai dẫn đến số tiền thuế TNDN phải nộp năm 2020: 10.000.000 đồng (20% số thuế TNDN bị truy thu).

– Phạt về hành vi khai sai nhưng không dẫn đến thiếu số thuế TNDN phải nộp năm 2021: 6.500.000 đồng (Mức trung bình ở Khoản 3 Điều 12 Nghị định 125/2020/NĐ-CP).

➜ Hạch toán:

  • Nợ TK 811: 16.500.000 đồng;
  • Có TK 3339: 16.500.000 đồng.

➜ Khi nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước:

  • Nợ TK 3339: 16.500.000 đồng;
  • Có TK 1111/1112: 16.500.000 đồng.

V. CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VỀ CÁC BÚT TOÁN ĐIỀU CHỈNH SAU QUYẾT TOÁN THUẾ

1. Các chi phí phạt hành chính và truy thu các khoản thuế sau quyết toán có được tính vào chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN không?

Theo quy định về các chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN thì các khoản truy thu và phạt vi phạm hành chính về kế toán, thuế đều không được tính là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.


2. Công ty chúng tôi là công ty TNHH MTV sau quyết toán có các số thuế bị truy thu và các khoản vi phạm hành chính, chúng tôi sẽ hạch toán các khoản này vào tài khoản 811 hay 4211?

Đối với các khoản vi phạm hành chính thì công ty sẽ hạch toán vào tài khoản 811. Còn đối với các khoản truy thu thuế nếu năm trước công ty có số dư bên Nợ 4211 (lỗ) thì hạch toán vào tài khoản 811 còn nếu công ty đang có số dư bên Có 4211(lãi) thì hạch toán vào tài khoản 4211 để giảm lợi nhuận các năm trước. 

Trích dẫn nguồn bởi: Dịch Vụ Kế Toán Tại Nhà .Ms Hằng 0937 319 194 zalo

Website: ketoanbanthoigian.com

Liên Hệ: Đỗ Hằng _ĐT: 0937319194 ( Zalo )
Địa chỉ: 56 Nguyễn Gia Trí, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM

Các nơi nhận làm dịch vụ kế toán:

Dịch Vụ Kế Toán bán thời gian Quận 1

Dịch Vụ Kế Toán bán thời gian Quận 2

Dịch Vụ Kế Toán bán thời gian Quận 3

Dịch Vụ Kế Toán Bán Thời Gian Quận 4

Dịch Vụ Kế Toán Bán Thời Gian Quận 5

Dịch Vụ Kế Toán Bán Thời Gian Quận 6

Dịch Vụ Kế Toán Bán Thời Gian Quận 7

Dịch Vụ Kế Toán Bán Thời Gian Quận 8

Dịch Vụ Kế Toán Bán Thời Gian Thủ Đức

Dịch Vụ Kế Toán Bán Thời Gian Bình Thạnh

Dịch Vụ Kế Toán Bán Thời Gian Phú Nhuận

Dịch Vụ Kế Toán Bán Thời Gian Gò Vấp

Dịch Vụ Kế Toán Bán Thời Gian Hóc Môn

Dịch Vụ Kế Toán Bán Thời Gian Tân Bình

Dịch Vụ Kế Toán Bán Thời Gian Bình Chánh

Rate this post


Bài viết khác:


  dvktHang@gmail.com
  0937.31.91.94
  fb.com/DichVuKeToanTaiNha

Liên hệ

Kế toán trưởng: Đỗ Hằng
Điện thoại: 0937.31.91.94
Giờ làm việc: Sáng 8h30-11h30, Chiều 13h30-17h00
Email: dvktHang@gmail.com
Địa chỉ: 56 Đường Nguyễn Gia Trí (Đường D2 cũ), Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp HCM

Kết nối với chúng tôi

Dịch vụ kế toán tại nhà

Copyright © 2015 - 2021 DichVukeToanTaiNha.Net - All rights reserved
error: Content is protected !!
Exit mobile version