Kinh Nghiệm 09/01/2023 Đỗ Hằng
Kể từ ngày 01/01/2022, Thông tư 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn các vấn đề về quản lý thuế của Nghị định 126/2020/NĐ-CP đã chính thức có hiệu lực, việc kê khai thuế giá trị gia tăng đối với những doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính có rất nhiều điểm đổi mới cần lưu ý.
Sau đây, Dịch vụ kế toán tại nhà sẽ hướng dẫn bạn trường hợp cụ thể về cách kê khai thuế GTGT cho địa điểm kinh doanh khác tỉnh.
Kê khai tập trụng tại trụ sở chính như từ tờ khai thuế GTGT bình thường ( không có phụ lục ), Vì địa điểm kinh doanh cùng quận hạch toán phụ thuộc.
Đối với doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi đặt trụ sở chính thì có 3 trường hợp kê khai thuế GTGT:
1. Kê khai tại nơi có hoạt động kinh doanh khác tỉnh;
2. Kê khai chung với trụ sở chính, đồng thời phân bổ số thuế phải nộp cho địa bàn tỉnh nơi có hoạt động sản xuất kinh doanh;
3. Kê khai chung với trụ sở chính và không phải phân bổ thuế phải nộp.
Mỗi trường hợp kê khai thuế trên áp dụng cho các hoạt động kinh doanh khác nhau và sẽ được Kế toán Anpha làm rõ trong những mục dưới đây:
1. Các trường hợp kê khai thuế GTGT tại nơi có hoạt động kinh doanh khác tỉnh
Theo Khoản 1 Điều 11 Nghị định 126/2020/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2020, các hoạt động kinh doanh phải kê khai theo trường hợp này gồm có:
2. Các trường hợp kê khai thuế GTGT tập trung tại trụ sở chính và đồng thời phân bổ số thuế phải nộp cho địa bàn tỉnh nơi có hoạt động sản xuất kinh doanh
Theo Khoản 1 Điều 13 Thông tư 80/2021 hướng dẫn Luật Quản lý thuế và Nghị định 126/2020/NĐ-CP, các hoạt động kinh doanh phải kê khai theo trường hợp này gồm có:
3. Các trường hợp kê khai thuế GTGT tập trung tại trụ sở chính và không phải nộp Bảng phân bổ số thuế phải nộp
Những loại hình kinh doanh không thuộc 2 trường hợp trên thì sẽ kê khai thuế GTGT tập trung tại trụ sở chính và không cần phân bổ số thuế.
Ví dụ:
Những hoạt động hình kinh doanh như: thực phẩm, buôn bán, quần áo… những hoạt động kinh doanh này sẽ hạch toán phụ thuộc, kê khai tập trung tại trụ sở chính.
➥ Từ việc phân tích các trường hợp kê khai thuế GTGT đối với doanh nghiệp có nhiều hoạt động kinh doanh khác tỉnh. Kết luận cho việc kê khai thuế GTGT cho địa điểm kinh doanh khác tỉnh như sau:
III. CÁCH LẬP TỜ KHAI THUẾ GTGT CỦA TỪNG TRƯỜNG HỢP
Do hiện tại cơ quan thuế không cấp mã số thuế 13 cho địa điểm kinh doanh khác tỉnh. Nên việc kê khai thuế cho địa điểm kinh doanh khác tỉnh sẽ kê khai thông qua tài khoản thuế điện tử của trụ sở chính.
Vì vậy để nộp được tờ khai thuế GTGT cho cơ quan thuế khác với cơ quan thuế quản lý trụ sở chính. Doanh nghiệp cần đăng ký địa bàn vãng lai:
➢ Bước 4: Sau khi đăng ký địa bàn vãng lai. Doanh nghiệp đăng ký tờ khai vãng lai cần nộp;
➢ Bước 5: Sau đó tiến hành nộp tờ khai như bình thường.
2.1 Đối với địa điểm kinh doanh là nơi diễn ra hoạt động xổ số điện toán
2.1.1. Các tính số thuế phân bổ
Số thuế GTGT phải nộp tại từng địa điểm | = | Tổng số thuế GTGT phải nộp | x | Doanh thu bán vé của từng ĐĐKD | |
Tổng doanh thu bán vé |
Ví dụ:
Tổng doanh thu bán vé trong kỳ: 100.000.000;
Trong đó doanh thu của địa điểm kinh doanh là: 40.000.000;
Tổng số thuế GTGT phải nộp trong kỳ: 5.000.000;
➥ Thuế GTGT phân bổ cho địa điểm kinh doanh: 5.000.000 x (40.000.000 / 100.000.000) = 2.000.000.
2.1.2. Cách lập tờ khai thuế GTGT
NNT khai thuế GTGT tập trung tại trụ sở chính và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu 01/GTGT, kèm phụ lục 01-3/GTGT (Bảng phân bổ số thuế GTGT phải nộp đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán).
(Mẫu 01-3_GTGT)
2.2 Đối với địa điểm kinh doanh là nhà máy, cơ sở sản xuất:
2.2.1. Các tính số thuế phân bổ
➤ Phương pháp 1:
Số thuế GTGT phải nộp tại từng địa điểm | = | Doanh thu (chưa gồm VAT) | x | Tỷ lệ phân bổ |
Trong đó:
➤ Phương pháp 2:
Nếu tổng số thuế GTGT phân bổ cho từng địa phương xác định theo phương pháp 1 lớn hơn số thuế GTGT phải nộp tại trụ sở chính thì DN tính theo phương pháp 2. Cụ thể:
Số thuế GTGT phải nộp tại từng địa điểm | = | Tổng thuế GTGT phải nộp | x | Tỷ lệ % doanh thu (chưa gồm VAT) của sản phẩm sản xuất tại từng ĐĐKD |
Ví dụ 1:
Công ty sản xuất A có trụ sở tại TP. Hồ Chí Minh có 1 địa điểm kinh doanh là nhà máy sản xuất tại Hà Nội. Trong kỳ khai thuế 1/2022, doanh thu hàng hoá chịu thuế suất 5% của địa điểm kinh doanh tại Hà Nội là 200 triệu, doanh thu hàng hoá chịu thuế suất 10% của Hà Nội là 300 triệu; số thuế GTGT phải nộp của cả Công ty là 100 triệu đồng.
→ Tính thuế phẩn bổ theo phương pháp 1:
– Số thuế phải nộp của Hà Nội : 200 x 1% + 300 x 2% = 8 triệu < 100 triệu đồng;
– Số thuế phải nộp của trụ sở chính sẽ là: 100 – 8 = 92 triệu đồng.
Ví dụ 2:
Tương tự như ví dụ trên nhưng trong kỳ khai thuế 1/2022, doanh thu hàng hoá chịu thuế suất 5% của địa điểm kinh doanh tại Hà Nội là 200 triệu, doanh thu hàng hoá chịu thuế suất 10% của Hà Nội là 300 triệu. Số thuế GTGT phải nộp của cả Công ty A là 5 triệu đồng. Tổng doanh thu của Công ty A trong kỳ kế toán là 1.000 triệu đồng.
→ Tính thuế phân bổ theo phương pháp 1:
– Số thuế phải nộp của Hà Nội: 200 x 1% + 300 x 2% = 8 triệu > Số thuế phải nộp của cả công ty (5 triệu đồng);
– Số thuế phải nộp của trụ sở chính: 5 – 2.5= 2.5 triệu.
2.2.2. Cách lập tờ khai thuế GTGT
Người nộp thuế khai thuế GTGT tập trung tại trụ sở chính và nộp hồ sơ khai thuế theo mẫu 01/GTGT, kèm phụ lục 01-6/GTGT
(Mẫu 01-6_GTGT (CSSX))
Nguồn từ website: ketoanbanthoigian.com – dichvuthuedientu.com
Hỗ trợ tư vấn online 24/7 : Ms Hằng 0937319194 ( ZaLo )
Mail : dvkthang@yahoo.com