I. Cách hạch toán Thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ:
1. Hạch toán thuế GTGT đầu vào (TK 133)
– Căn cứ hạch toán:
+ Hóa đơn giá trị gia tăng hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mua vào.
+ Chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng khâu nhập khẩu
+ Chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía nước ngoài
a) Hạch toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
– Khi mua hàng hóa, dịch vụ, kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 156, 152, 153, 211, 641, 642, 242… : giá chưa thuế
Nợ TK 1331: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331.. : số tiền phải trả nhà cung cấp.
b) Hạch toán thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ:
– Khi mua hàng hóa, dịch vụ mà hóa đơn theo phương pháp trực tiếp, kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 156, 152, 153, 211, 641, 642, 242… : giá chưa thuế + số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331.. : số tiền phải trả nhà cung cấp.
– Trường hợp tại thời điểm giao dịch phát sinh chưa xác định được thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ có được khấu trừ hay không, kế toán ghi nhận toàn bộ số thuế GTGT đầu vào trên TK 133. Khi xác định số thuế GTGT không được khấu trừ với thuế GTGT đầu ra, kế toán hạch toán:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ của hàng tồn kho đã bán)
Nợ các TK 641, 642 (thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ của các khoản chi phí bán hàng, chi phí QLDN)
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.
2. Hạch toán thuế GTGT đầu ra (TK 3331)
Căn cứ vào hóa đơn đầu ra, kế toán hạch toán như sau:
Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
Có các TK 511, 515, 711 (giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
3. Hạch toán thuế GTGT cuối kỳ (kết chuyển đầu ra – đầu vào)
Cuối kỳ, xác định số thuế GTGT được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra trong kỳ kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.
Bút toán thực hiện theo tháng hoặc quý: phụ thuộc vào kỳ kê khai thuế GTGT mà doanh nghiệp đang áp dụng là theo tháng hay theo quý.
-> Nguyên tắc kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ là lấy theo số nhỏ hơn.
Ví dụ: Trong kỳ tính thuế của công ty A như sau:
– Số thuế GTGT được khấu trừ (TK 133) là: 10.000.000 đồng
– Số thuế GTGT phải nộp (TK 3331) là: 15.000.000 đồng.
–> Như vậy, cuối kỳ kế toán thực hiện bút toán kết chuyển thuế GTGT như sau:
Nợ TK 3331: 10.000.000
Có TK 133: 10.000.000
– Bước 1: Các bạn tập hợp hết số thuế GTGT đầu vào gồm có:
+ Số dư bên Nợ của TK 133 (nếu có): do kỳ trước còn số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau (TK 133 còn dư nợ khi kỳ trước đầu vào > đầu ra)
+ Số thuế GTGT đầu vào trong kỳ phát sinh tăng bên Nợ của TK 133: có được khi mua HH-DV được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
+ Số thuế GTGT đầu vào trong kỳ phát sinh giảm ghi bên Có của TK 133: do phát sinh các khoản thuế GTGT không được khấu trừ hoặc phát sinh các khoản điều chỉnh như: CKTM, GGHB hay HBBTL
=> Tổng 133 = 133 dư Nợ (nếu có) + 133 Phát sinh tăng trong kỳ – 133 phát sinh giảm trong kỳ (nếu có)
– Bước 2: Tập hợp hết số thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ gồm có:
+ Số thuế GTGT đầu ra trong kỳ phát sinh tăng bên Có của TK 3331: phát sinh khi bán hàng hóa dịch vụ chịu thuế
+ Số thuế GTGT đầu vào trong kỳ phát sinh giảm ghi bên Nợ của TK 133: do phát sinh các khoản điều chỉnh như: CKTM, GGHB hay HBBTL
=> Tổng 3331 = 3331 P/S tăng – 3331 P/S giảm (nếu có)
– Bước 3: So sánh giữa Tổng 133 và Tổng 3331 giá trị của tài khoản nào nhỏ hơn thì đưa giá trị đó vào bút toán
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.
Lưu ý: Cần so sánh đối chiếu với tờ khai thuế GTGT để đảm bảo tính chính xác
Sau khi kết chuyển xong các bạn cần đối chiếu như sau:
– Nếu TK 133 còn số dư Bên Nợ sau khi kết chuyển (do Tổng 133 > Tổng 3331): so sánh đối chiếu với chỉ tiêu 43 trên tờ khai thuế GTGT
– Nếu TK 3331 còn số dư Bên Có sau khi kết chuyển (do Tổng 133 < Tổng 3331): so sánh đối chiếu với chỉ tiêu 40 trên tờ khai thuế GTGT
– Nếu TK 3331 còn số dư Bên Có sau khi kết chuyển (do Tổng 133 < Tổng 3331): so sánh đối chiếu với chỉ tiêu 40 trên tờ khai thuế GTGT
4. Hạch toán thuế GTGT của hàng nhập khẩu (TK 33312)
a) Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, tổng số tiền phải thanh toán và giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu (chưa bao gồm thuế GTGT hàng nhập khẩu), hạch toán như sau:
Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 611,…
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3333)
Có các TK 111, 112, 331,…
b) Phản ánh số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu:
– Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ, hạch toán như sau:
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).
– Trường hợp thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp không được khấu trừ phải tính vào giá trị vật tư, hàng hoá,TSCĐ nhập khẩu, hạch toán như sau:
Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 611,…
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).
c) Khi thực nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước, hạch toán như sau:
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312)
Có các TK 111, 112,…
d) Trường hợp nhập khẩu ủy thác (áp dụng tại bên giao ủy thác)
– Khi nhận được thông báo về nghĩa vụ nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu từ bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác ghi nhận số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ,hạch toán như sau:
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).
– Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào NSNN của bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác phản ánh giảm nghĩa vụ với NSNN về thuế GTGT hàng nhập khẩu, hạch toán như sau:
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312)
Có các TK 111, 112 (nếu trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác)
Có TK 3388 – Phải trả khác (nếu chưa thanh toán ngay tiền thuế GTGT hàng nhập khẩu cho bên nhận ủy thác)
Có TK 138 – Phải thu khác (ghi giảm số tiền đã ứng cho bên nhận ủy thác để nộp thuế GTGT hàng nhập khẩu)
– Bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp như bên giao ủy thác mà chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế hộ bên giao ủy thác, hạch toán như sau:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (phải thu lại số tiền đã nộp hộ)
Nợ TK 3388 – Phải trả khác (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác)
Có các TK 111, 112.
5. Hạch toán thuế GTGT hàng xuất khẩu:
a) Kế toán thuế xuất khẩu phải nộp khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ:
– Trường hợp tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm thuế xuất khẩu:
Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế XK).
– Trường hợp không tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế xuất khẩu. Khi xác định số thuế xuất khẩu phải nộp, kế toán ghi giảm doanh thu:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế XK).
b) Khi nộp tiền thuế xuất khẩu vào NSNN,hạch toán như sau:
Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu)
Có các TK 111, 112,…
c) Thuế xuất khẩu được hoàn hoặc được giảm (nếu có), hạch toán như sau:
Nợ các TK 111, 112, 3333
Có TK 711 – Thu nhập khác.
d) Trường hợp xuất khẩu ủy thác (áp dụng tại bên giao ủy thác)
– Khi bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế xuất khẩu, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ và số thuế xuất khẩu phải nộp như trường hợp xuất khẩu thông thường quy định tại điểm a mục này.
– Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào NSNN của bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác phản ánh giảm nghĩa vụ với NSNN về thuế xuất khẩu, hạch toán như sau:
Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu)
Có các TK 111, 112 (nếu trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác)
Có TK 3388 – Phải trả khác (nếu chưa thanh toán ngay tiền thuế xuất khẩu cho bên nhận ủy thác)
Có TK 138 – Phải thu khác (ghi giảm số tiền đã ứng cho bên nhận ủy thác để nộp thuế xuất khẩu).
– Bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế xuất khẩu phải nộp như bên giao ủy thác mà chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế hộ bên giao ủy thác, hạch toán như sau:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (phải thu lại số tiền đã nộp hộ)
Nợ TK 3388 – Phải trả khác (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác)
Có các TK 111, 112.
6. Hạch toán thuế GTGT đầu vào được hoàn
Trường hợp doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT do thuế đầu vào lớn hơn thuế đầu ra, hạch toán như sau:
Nợ các TK 111, 112
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.
7) Hạch toán Khi nộp thuế GTGT vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Có các TK 111, 112.
8. Hạch toán khoản tiền phạt nộp chậm tiền thuế GTGT:
– Khi DN nhận quyết định/thông báo xử lý phải nộp phạt:
Nợ TK 811: Chi phí khác (Khoản này không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN)
Có TK 3339: phí, lệ phí và các khoản phải nộp
– Khi nộp tiền phạt:
Nợ TK 3339: phí, lệ phí và các khoản phải nộp
Có TK 111/112
9. Hạch toán thuế GTGT bị truy thu:
– Căn cứ vào quyết định truy thu hạch toán:
Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
– Khi nộp khoản tiền thuế GTGT truy thu:
Nợ TK 3331
Có TK 111/112
II. Hạch toán thuế GTGT đầu ra phải nộp theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu:
Kế toán được lựa chọn một trong 2 phương pháp ghi sổ sau:
– Phương pháp 1: Tách riêng ngay số thuế GTGT phải nộp khi xuất hóa đơn, thực hiện hạch toán:
Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
Có các TK 511, 515, 711 (giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
– Phương pháp 2: Ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, định kỳ khi xác định số thuế GTGT phải nộp kế toán ghi giảm doanh thu, thu nhập tương ứng:
+ Khi xuất hóa đơn:
Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
Có các TK 511, 515, 711 (giá đã có thuế GTGT)
+ Khi xác định số thuế GTGT phải nộp
Nợ các TK 511, 515, 711
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
Mọi thắc mắc sẽ được giải đáp
Hỗ trợ tư vấn: 0937.319.194 ( Hằng)
TƯ VÂN CHÂN THÀNH – HIỂU NGON LÀNH