Hướng dẫn cách làm thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu

Kinh Nghiệm  02/03/2018 hangdo

Quy định về kinh phí công đoàn và đoàn phí công đoàn 2016

 

  CÔNG ĐOÀN
  Kinh Phí Công Đoàn Đoàn Phí Công Đoàn
1. Văn bản quy định
– Hướng dẫn
 Nghị định số 191/2013/NĐ-CP Hướng dẫn số 258/HD-TLĐ
được sửa đổi bổ sung Công văn 449/TLĐ
2. Đối tượng đóng Doanh nghiệp Đoàn Viên (Người lao động)
3. Mức đóng Mức đóng bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động. Quỹ tiền lương này là tổng mức tiền lương của những người lao động thuộc đối tượng phải đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội. Mức đóng đoàn phí hàng tháng bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.
Nhưng mức đóng hàng tháng tối đa bằng 10% tiền lương cơ sở theo quy định của Nhà nước
4. Phương thức đóng Đóng kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động Đoàn phí do đoàn viên công đoàn đóng hàng tháng cho tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn hoặc thu qua lương hàng tháng sau khi có ý kiến thỏa thuận của đoàn viên công đoàn

 
Chú ý:
–          Chủ doanh nghiệp thuộc đối tượng không kết nạp vào tổ chức công đoàn => do đó chủ doanh nghiệp không phải đóng đoàn phí công đoàn (theo hướng dẫn 238/HD-TLĐ ngày 04/03/2014 của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam)
–          NLĐ không tham gia công đoàn không phải đóng đoàn phí công đoàn.
–          Doanh nghiệp không có tổ chức công đoàn vẫn phải đóng kinh phí công đoàn. Nhưng NLĐ không phải đoàn phí công đoàn.
–          Đoàn viên công đoàn hưởng trợ cấp Bảo hiểm xã hội từ 01 tháng trở lên, trong thời gian hưởng trợ cấp không phải đóng đoàn phí; Đoàn viên công đoàn không có việc làm, không có thu nhập, nghỉ việc riêng từ 01 tháng trở lên không hưởng tiền lương, trong thời gian đó không phải đóng đoàn phí.


Nơi nộp tiền và mức nộp tiền công đoàn:

  1. Trường hợp doanh nghiệp có thành lập công đoàn cơ sở (tức là công ty có thành lập tổ chức công đoàn)

–  Tiền kinh phí công đoàn:

+ 65% cho Công đoàn cơ sở (DN) giữ
+ 35% nộp về Công đoàn cấp trên được phân cấp quản lý tài chính công đoàn cơ sở hay chính là Liên đoàn Lao động quận (huyện)
–  Đoàn phí Công đoàn (tức 1% lương cơ bản của nhân viên), trong đó:
+ 60% cho Công đoàn cơ sở giữ
+ 40% nộp về Công đoàn cấp trên được phân cấp quản lý tài chính công đoàn cơ sở hay chính là Liên đoàn Lao động quận (huyện)
  1. Trường hợp doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở
–          Không phải đóng đoàn phí công đoàn.
–          Tiền kinh  phí công đoàn:
+ 65% Công đoàn cấp trên hay chính là Liên đoàn Lao động quận (huyện) giữ hộ để chi cho hoạt động tuyên truyền, phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, ký thỏa ước lao động tập thể, bảo vệ, chăm lo cho người lao động tại các đơn vị này.
+ 35% còn lại nộp cho Công đoàn Nhà nước

 
(Theo Điều 6 Quyết định 270/QĐ-TLĐ của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam quy định về phân phối thu nguồn tài chính công đoàn cơ sở)
 

1.Điều kiện thành lập Công đoàn cơ sở:. 
 
Các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế; các hợp tác xã có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động; cơ quan xã, phường, thị trấn; các cơ quan nhà nước; các đơn vị sự nghiệp công lập, ngoài công lập có hạch toán độc lập; các chi nhánh, văn phòng đại diện của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài có sử dụng lao động là người Việt Nam được thành lập công đoàn cơ sở khi có đủ hai điều kiện: 
 
– Có ít nhất năm đoàn viên công đoàn hoặc năm người lao động có đơn tự nguyện gia nhập Công đoàn Việt Nam. 
– Có tư cách pháp nhân. 
 
2. Tiền công đoàn dùng để:
a. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động;
b. Tổ chức hoạt động đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;
c. Phát triển đoàn viên công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở, xây dựng công đoàn cơ sở vững mạnh;
d. Tổ chức phong trào thi đua do Công đoàn phát động;
đ. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Công đoàn; đào tạo, bồi dưỡng người lao động ưu tú tạo nguồn cán bộ cho Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn;
e. Tổ chức hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch cho người lao động;
g. Tổ chức hoạt động về giới và bình đẳng giới;
h. Thăm hỏi, trợ cấp cho đoàn viên Công đoàn và người lao động khi ốm đau, thai sản, hoạn nạn, khó khăn; tổ chức hoạt động chăm lo khác cho người lao động;
i. Động viên, khen thưởng người lao động, con của người lao động có thành tích trong học tập, công tác;
k. Trả lương cán bộ chuyên trách, phụ cấp trách nhiệm cho cán bộ Công đoàn không chuyên trách;
l. Chi cho hoạt động của bộ máy Công đoàn các cấp;
m. Các nhiệm vụ chi khác.

Mọi thông tin xin liên hệ

Dịch Vụ Kế Toán Tại Nhà

Kế toán : Đỗ Hằng
Địa chỉ : 56 Đường D2, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Di động : 0937. 31 91 94 – 0965.71.48.78
Email : dvkthang@yahoo.com
Website : ketoanbanthoigian.com
Rate this post


Bài viết khác:


  dvktHang@gmail.com
  0937.31.91.94
  fb.com/DichVuKeToanTaiNha

Liên hệ

Kế toán trưởng: Đỗ Hằng
Điện thoại: 0937.31.91.94
Giờ làm việc: Sáng 8h30-11h30, Chiều 13h30-17h00
Email: dvktHang@gmail.com
Địa chỉ: 56 Đường Nguyễn Gia Trí (Đường D2 cũ), Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp HCM

Kết nối với chúng tôi

Dịch vụ kế toán tại nhà

Copyright © 2015 - 2021 DichVukeToanTaiNha.Net - All rights reserved
error: Content is protected !!
Exit mobile version