Hướng dẫn cách tính thuế TNDN tạm tính

Kinh Nghiệm  01/06/2019 Đỗ Hằng

Theo quy định Hiện hành về thuế thu nhập doanh nghiệp 2019 thì doanh nghiệp sẽ không phải làm tờ khai tạm tính thuế TNDN theo quý nữa, mà chúng ta chỉ phải tạm tính ra số tiền và đi nộp theo số tạm tính (nếu có). Đến cuối năm  ta tính ra được số TNDN thực nộp, khi đó ta làm tờ khai quyết toán thuế TNDN.

Dưới đây, Kế Toán Bán thời gian sẽ hướng dẫn các bạn kế toán cách tạm tính thuế TNDN quý:

I.Số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ tính thuế bằng thu nhập tính thuế nhân với thuế suất.

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định theo công thức sau:

Thuế TNDN
phải nộp
= Thu nhập
tính thuế
X Thuế suất
thuế TNDN (20%)

Trường hợp doanh nghiệp nếu có trích quỹ phát triển khoa học và công nghệ thì thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp được xác định như sau:

Thuế TNDN phải nộp = ( Thu nhập tính thuế Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có) ) X (20%)Thuế suất thuế TNDN

· Phần trích lập quỹ KH&CN (nếu có): được trích tối đa 10% thu nhập tính thuế hàng năm.

Xác định thu nhập tính thuế

  1. Thu nhập tính thuế trong kỳ tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ thu nhập được miễn thuế và các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước theo quy định.
    Thu nhập tính thuế được xác định theo công thức sau:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế ( Thu nhập được miễn thuế + Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định )
  1. Thu nhập chịu thuế
    Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ và thu nhập khác.
    Thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế xác định như sau:
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu Chi phí được trừ + Các khoản thu nhập khác

2.1. Thu nhập khác Theo điều 7 của Thông Tư 78/2014/TT-BTCbao gồm các khoản thu nhập sau:

  • Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng chứng khoán.
  • Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản.
  • Thu nhập từ chuyển nhượng dự án đầu tư; chuyển nhượng quyền tham gia dự án đầu tư; chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật.
  • Thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản
  • Thu nhập từ cho thuê tài sản dưới mọi hình thức. Thu nhập từ cho thuê tài sản được xác định bằng doanh thu từ hoạt động cho thuê tài sản trừ (-) các khoản chi: chi phí khấu hao, duy tu, sửa chữa, bảo dưỡng tài sản, chi phí thuê tài sản để cho thuê lại (nếu có) và các chi được trừ khác có liên quan đến việc cho thuê tài sản.
  • Thu nhập từ chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản (trừ bất động sản), các loại giấy tờ có giá khác.

Khoản thu nhập này được xác định bằng (=) doanh thu thu được từ việc chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản trừ (-) giá trị còn lại của tài sản chuyển nhượng, thanh lý tại thời điểm chuyển nhượng, thanh lý và các khoản chi phí được trừ liên quan đến việc chuyển nhượng, thanh lý tài sản

  • Thu nhập từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn bao gồm cả tiền lãi trả chậm, lãi trả góp, phí bảo lãnh tín dụng và các khoản phí khác trong hợp đồng cho vay vốn.

– Trường hợp khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh cao hơn các khoản chi trả lãi tiền vay theo quy định, sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế.

– Trường hợp khoản thu từ lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn phát sinh thấp hơn các khoản chi trả lãi tiền vay theo quy định, sau khi bù trừ, phần chênh lệch còn lại giảm trừ vào thu nhập sản xuất kinh doanh chính khi xác định thu nhập chịu thuế.

  • Thu nhập từ hoạt động bán ngoại tệ:bằng tổng số tiền thu từ bán ngoại tệ trừ (-) tổng giá mua của số lượng ngoại tệ bán ra.
  • Thu nhập từ chênh lệch tỷ giá
  • Khoản nợ khó đòi đã xóa nay đòi được.
  • Khoản nợ phải trả không xác định được chủ nợ.
  • Thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót phát hiện ra.
  • Trường hợp doanh nghiệp có khoản thu về tiền phạt, tiền bồi thường do bên đối tác vi phạm hợp đồng
  • Chênh lệch do đánh giá lại tài sản theo quy định của pháp luật để góp vốn, để điều chuyển tài sản khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập,chuyển đổi loại hình doanh nghiệp (trừ trường hợp cổ phần hóa, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn nhà nước), được xác định cụ thể như sau:
  • a) Chênh lệch tăng hoặc giảm do đánh giá lại tài sản là phần chênh lệch giữa giá trị đánh giá lại với giá trị còn lại của tài sản ghi trên sổ sách kế toán và tính một lần vào thu nhập khác (đối với chênh lệch tăng) hoặc giảm trừ thu nhập khác (đối với chênh lệch giảm) trong kỳ tính thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp tại doanh nghiệp có tài sản đánh giá lại.
  • b) Chênh lệch tăng hoặc giảm do đánh giá lại giá trị quyền sử dụng đất để: góp vốn (mà doanh nghiệp nhận giá trị quyền sử dụng đất được phân bổ dần giá trị đất vào chi phí được trừ), điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, góp vốn vào các dự án đầu tư xây dựng nhà, hạ tầng để bán tính một lần vào thu nhập khác (đối với chênh lệch tăng) hoặc giảm trừ thu nhập khác (đối với chênh lệch giảm) trong kỳ tính thuế khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp tại doanh nghiệp có quyền sử dụng đất đánh giá lại.

Riêng chênh lệch tăng do đánh giá lại giá trị quyền sử dụng đất góp vốn vào doanh nghiệp để hình thành tài sản cố định thực hiện sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp nhận giá trị quyền sử dụng đất không được trích khấu hao và không được phân bổ dần giá trị đất vào chi phí được trừ thì phần chênh lệch này được tính dần vào thu nhập khác của doanh nghiệp có quyền sử dụng đất đánh giá lại trong thời gian tối đa không quá 10 năm bắt đầu từ năm giá trị quyền sử dụng đất được đem góp vốn. Doanh nghiệp phải có thông báo số năm doanh nghiệp phân bổ vào thu nhập khác khi nộp hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm bắt đầu kê khai khoản thu nhập này (năm có đánh giá lại giá trị quyền sử dụng đất đem góp vốn).

Trường hợp sau khi góp vốn, doanh nghiệp tiếp tục thực hiện chuyển nhượng vốn góp bằng giá trị quyền sử dụng đất (bao gồm cả trường hợp chuyển nhượng vốn góp trước thời hạn 10 năm) thì thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng vốn góp bằng giá trị quyền sử dụng đất phải tính và kê khai nộp thuế theo thu nhập chuyển nhượng bất động sản.

Chênh lệch do đánh giá lại giá trị quyền sử dụng đất bao gồm: Đối với quyền sử dụng đất lâu dài là chênh lệch giữa giá trị đánh giá lại và giá trị của quyền sử dụng đất ghi trên sổ sách kế toán; Đối với quyền sử dụng đất có thời hạn là chênh lệch giữa giá trị đánh giá lại và giá trị còn lại chưa phân bổ của quyền sử dụng đất.

  • c) Doanh nghiệp nhận tài sản góp vốn, nhận tài sản điều chuyển khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp được trích khấu hao hoặc phân bổ dần vào chi phí theo giá đánh giá lại (trừ trường hợp giá trị quyền sử dụng đất không được trích khấu hao hoặc phân bổ vào chi phí theo quy định).
  • Quà biếu, quà tặng bằng tiền, bằng hiện vật; thu nhập nhận được bằng tiền, bằng hiện vật từ các nguồn tài trợ; thu nhập nhận được từ các khoản hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán, thưởng khuyến mại và các khoản hỗ trợ khác

Các khoản tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác doanh nghiệp nhận được từ các tổ chức, cá nhân theo thỏa thuận, hợp đồng phù hợp với pháp luật dân sự do doanh

  • nghiệp bàn giao lại vị trí đất cũ để di dời cơ sở sản xuất kinh doanh sau khi trừ các khoản chi phí liên quan như chi phí di dời (chi phí vận chuyển, lắp đặt), giá trị còn lại của tài sản cố định và các chi phí khác (nếu có).

Riêng các khoản tiền, tài sản, lợi ích vật chất doanh nghiệp nhận được theo chính sách của Nhà nước, được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt để di dời cơ sở sản xuất thì thực hiện quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật có liên quan.

  • Các khoản trích trước vào chi phí nhưng không sử dụng hoặc sử dụng không hết theo kỳ hạn trích lậpmà doanh nghiệp không hạch toán điều chỉnh giảm chi phí; khoản hoàn nhập dự phòng bảo hành công trình xây dựng
  • Các khoản thu nhập liên quan đến việc tiêu thụ hàng hóa, cung cấp dịch vụ không tính trong doanh thunhư: thưởng giải phóng tàu nhanh, tiền thưởng phục vụ trong ngành ăn uống, khách sạn sau khi đã trừ các khoản chi phí để tạo ra khoản thu nhập đó.
  • Thu nhập về tiêu thụ phế liệu, phế phẩm sau khi đã trừ chi phí thu hồi và chi phí tiêu thụ
  • Khoản tiền hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của hàng hóa đã thực xuất khẩu, thực nhập khẩu phát sinh ngay trong năm quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệpthì được tính giảm trừ chi phí trong năm quyết toán đó. Trường hợp khoản tiền hoàn thuế xuất, nhập khẩu của hàng hóa đã thực xuất khẩu, thực nhập khẩu phát sinh của các năm quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp trước thì tính vào thu nhập khác của năm quyết toán phát sinh khoản thu nhập. Khoản thu nhập này liên quan trực tiếp đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thì khoản thu nhập này được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Khoản thu nhập này không liên quan trực tiếp lĩnh vực sản xuất kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thì khoản thu nhập này được tính vào thu nhập khác.
  • Các khoản thu nhập từ các hoạt động góp vốn cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế trong nước được chia từ thu nhập trước khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Trường hợp doanh nghiệp thực hiện tiếp nhận thêm thành viên góp vốn mới theo quy định của pháp luật mà số tiền thành viên góp vốn mới bỏ ra cao hơn giá trị phần vốn góp của thành viên đó trong tổng số vốn điều lệ của doanh nghiệp thì xử lý như sau:

Nếu khoản chênh lệch cao hơn này được xác định là thuộc sở hữu của doanh nghiệp, bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh thì không tính vào thu nhập chịu thuế để tính thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp nhận vốn góp.

Nếu khoản chênh lệch cao hơn này được chia cho các thành viên góp vốn cũ thì khoản chênh lệch này là thu nhập của các thành viên góp vốn cũ

Theo Khoản 3 Điều 5 Thông tư 96/2015/TT-BTC

  • Các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

2.2. Doanh thu
Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định là toàn bộ tiền bán hàng hoá, tiền gia công, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
– Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
– Đối với doanh nghiệp nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng là doanh thu bao gồm cả thuế giá trị gia tăng.

2.2.1. Doanh thu tính thuế đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ là doanh thu chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Ví dụ: Kế toán bán thời gian kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Hoá đơn giá trị gia tăng gồm các chỉ tiêu như sau:

Giá bán (đơn giá chưa VAT): 1.000.000 đồng.

Thuế GTGT (10%): 100.000 đồng.

Giá thanh toán : 1.100.000 đồng.

=> Doanh thu để tính thuế TNDN là 1.000.000 đồng.

2.2.2. Doanh thu tính thuế đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp là doanh thu đã bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Ví dụ:  Kế toán bán thời gian kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu.

Hoá đơn bán hàng gồm các chỉ tiêu như sau:

Giá bán (đơn giá đã VAT): 1.100.000 đồng.

Giá thanh toán : 1.100.000 đồng.

=> Doanh thu để tính thuế TNDN là 1.100.000 đồng.

2.2.3. Đối với doanh thu thực hiện trong nhiều năm:

Trường hợp doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh dịch vụ mà khách hàng trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần. 

Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế việc xác định số thuế được ưu đãi phải căn cứ vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của số năm thu tiền trước chia (:) cho số năm thu tiền trước.

Theo khoản 1 điều 5 của Thông tư số 78/2014/TT-BTC

2.2.4. Thời điểm xác định doanh thu tính thuế TNDN:

Đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng hàng hóa cho người mua.

Đối với hoạt động cung ứng dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc hoàn thành từng phần việc cung ứng dịch vụ cho người mua trừ trường hợp nêu tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC, Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC.

Đối với hoạt động vận tải hàng không là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ vận chuyển cho người mua.

* Trường hợp khác theo quy định của pháp luật

Theo Điều 3 Thông tư 96/2015/TT-BTC sủa đổi Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC

2.2.5. Các xác định doanh thu đối với từng hoạt động cụ thể:

Theo khoản 3 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC

  • . Đối với hàng hóa, dịch vụ bán theo phương thức trả góp, trả chậm là tiền bán hàng hóa, dịch vụ trả tiền một lần, không bao gồm tiền lãi trả góp, tiền lãi trả chậm.
  • . Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi (không bao gồm hàng hóa, dịch vụ sử dụng để tiếp tục quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp) được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm trao đổi.

Ví dụ: Doanh nghiệp A có chức năng sản xuất phụ tùng ôtô và lắp ráp ôtô. Doanh nghiệp A dùng sản phẩm lốp ôtô do doanh nghiệp sản xuất để trưng bày, giới thiệu sản phẩm hoặc dùng lốp ôtô để tiếp tục lắp ráp thành ôtô hoàn chỉnh thì trong trường hợp này sản phẩm lốp ôtô của doanh nghiệp không phải quy đổi để tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

  • . Đối với hoạt động gia công hàng hóalà tiền thu về hoạt động gia công bao gồm cả tiền công, chi phí về nhiên liệu, động lực, vật liệu phụ và chi phí khác phục vụ cho việc gia công hàng hóa.
  • . Đối với hàng hóa của các đơn vị giao đại lý, ký gửi và nhận đại lý, ký gửi theo hợp đồng đại lý, ký gửi bán đúng giá hưởng hoa hồng được xác định như sau:

– Doanh nghiệp giao hàng hóa cho các đại lý (kể cả đại lý bán hàng đa cấp), ký gửi là tổng số tiền bán hàng hóa.

– Doanh nghiệp nhận làm đại lý, ký gửi bán hàng đúng giá quy định của doanh nghiệp giao đại lý, ký gửi là tiền hoa hồng được hưởng theo hợp đồng đại lý, ký gửi hàng hóa.

  • . Đối với hoạt động cho thuê tài sảnlà số tiền bên thuê trả từng kỳ theo hợp đồng thuê. Trường hợp bên thuê trả tiền trước cho nhiều năm thì doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được phân bổ cho số năm trả tiền trước hoặc được xác định theo doanh thu trả tiền một lần.

Doanh nghiệp căn cứ điều kiện thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ thực tế và việc xác định chi phí, có thể lựa chọn một trong hai phương pháp xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế như sau:

– Là số tiền cho thuê tài sản của từng năm được xác định bằng (=) số tiền trả trước chia (:) số năm trả tiền trước.

– Là toàn bộ số tiền cho thuê tài sản của số năm trả tiền trước.

Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp lựa chọn phương pháp xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là toàn bộ số tiền thuê bên thuê trả trước cho nhiều năm thì việc xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp từng ưu đãi thuế căn cứ vào tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp của số năm trả tiền trước chia (:) số năm bên thuê trả tiền trước.

  • . Đối với hoạt động kinh doanh sân gôn là tiền bán thẻ hội viên, bán vé chơi gôn và các khoản thu khác trong kỳ tính thuế được xác định như sau:

– Đối với hình thức bán vé, bán thẻ chơi gôn theo ngày, doanh thu kinh doanh sân gôn làm căn cứ xác định thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp là số tiền thu được từ bán vé, bán thẻ và các khoản thu khác phát sinh trong kỳ tính thuế.

– Đối với hình thức bán vé, bán thẻ hội viên loại thẻ trả trước cho nhiều năm, doanh thu làm căn cứ xác định thu nhập tính thuế thu nhập doanh nghiệp của từng năm là số tiền bán thẻ và các khoản thu khác thực thu được chia cho số năm sử dụng thẻ hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần.

  • . Đối với hoạt động tín dụng của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoàilà thu từ lãi tiền gửi, thu từ lãi tiền cho vay, doanh thu về cho thuê tài chính phải thu phát sinh trong kỳ tính thuế được hạch toán vào doanh thu theo quy định hiện hành về cơ chế tài chính của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
  • . Đối với hoạt động vận tải là toàn bộ doanh thu vận chuyển hành khách, hàng hóa, hành lý phát sinh trong kỳ tính thuế.
  • . Đối với hoạt động cung cấp điện, nước sạchlà số tiền cung cấp điện, nước sạch ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng. Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế là ngày xác nhận chỉ số công tơ điện và được ghi trên hóa đơn tính tiền điện, tiền nước sạch.

Ví dụ: Hóa đơn tiền điện ghi chỉ số công tơ từ ngày 5/12 đến ngày 5/1. Doanh thu của hóa đơn này được tính vào tháng 1.

  • . Đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm
  • . Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặtlà giá trị công trình, giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt nghiệm thu.

– Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt bao gồm cả giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.

– Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.

  • . Đối với hoạt động kinh doanh dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh:

– Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ thì doanh thu tính thuế là doanh thu của từng bên được chia theo hợp đồng.

– Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng sản phẩm thì doanh thu tính thuế là doanh thu của sản phẩm được chia cho từng bên theo hợp đồng.

– Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh thu để xác định thu nhập trước thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải cử ra một bên làm đại diện có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí, xác định lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp chia cho từng bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh. Mỗi bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh tự thực hiện nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp của mình theo quy định hiện hành.

– Trường hợp các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phân chia kết quả kinh doanh bằng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp thì doanh thu để xác định thu nhập chịu thuế là số tiền bán hàng hóa, dịch vụ theo hợp đồng. Các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh phải cử ra một bên làm đại diện có trách nhiệm xuất hóa đơn, ghi nhận doanh thu, chi phí và kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thay cho các bên còn lại tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh.

  • . Đối với hoạt động kinh doanh trò chơi có thưởng(casino, trò chơi điện tử có thưởng, kinh doanh có đặt cược) là số tiền thu từ hoạt động này bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt trừ số tiền đã trả thưởng cho khách
  • . Đối với hoạt động kinh doanh chứng khoánlà các khoản thu từ dịch vụ môi giới, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn tài chính và đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư, phát hành chứng chỉ quỹ, dịch vụ tổ chức thị trường và các dịch vụ chứng khoán khác theo quy định của pháp luật.
  • . Đối với dịch vụ tài chính phái sinhlà số tiền thu từ việc cung ứng các dịch vụ tài chính phái sinh thực hiện trong kỳ tính thuế.

2.3. Chi phí được trừ
Chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế là những Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; khoản chi thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật. Đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các trường hợp không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.
Mặc dù vậy nhưng có rất nhiều các khoản chi thực tế và có chứng từ nhưng cũng không được trừ khi tính thuế Thu nhập doanh nghiệp.

Sau đây kế toán bán thời gian sẽ kê ra các khoản chi phí được trừ để các bạn làm kế toán được rõ hơn

Căn cứ theo quy định tại:

– Khoản 2, điều 6, TT 78/2014/TT-BTC (HL: 2/8/2014)

– Điều 4 của Thông tư 96/2015/TT-BTC (HL: 6/8/2015)

– Thông tư 25/2018/TT-BTC hướng dẫn nghị định 146/2017/NĐ-CP sửa đổi thông tư 78/2014/TT-BTC

(Ban hành vào ngày 16/3/2018, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2018)

  1. Chi phí mua hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn:
    – Khi doanh nghiệp mua hàng hóa – dịch vụ của đối tượng cá nhân không kinh doanh thì cá nhân này không có hóa đơn để xuất trực tiếp cho DN, nếu DN muốn có hóa đơn thì cá nhân đó phải tiến hàng làm thủ tục mua hóa đơn của chi cục thuế. Xong khi bán những mặt hàng không chịu thuế hoặc không phải kê khai nộp thuế thì cá nhân đó sẽ không được cấp hóa đơn bán lẻ (theo điều 13 của TT 39/2014/TT-BTC quy định về hóa đơn).

Ví dụ như:
+ Mua hàng hóa là nông sản, hải sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra, Mua sản phẩm thủ công,Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra, Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;
+ Mua đồ dùng, tài sản, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
+ Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).
+ Hoặc thuê nhà của cá nhân mà tổng số tiền cho thuê trong năm từ 100 triệu trở xuống. Mua ô tô của cá nhân đã qua sử dụng…

 

 

Được Tính vào Chi Phí Được Trừ Không Được Trừ
+ Lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN.
+ Chứng từ thanh toán (không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt)
Không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán

 

Mẫu bảng kê:

BẢNG KÊ THU MUA HÀNG HÓA, DỊCH VỤ
MUA VÀO KHÔNG CÓ HÓA ĐƠN

( Ngày ……. tháng ………. năm ……….. )
– Tên doanh nghiệp: ………………………………………. Mã số thuế: …………….

– Địa chỉ: …………………………………………………………..
– Địa chỉ nơi tổ chức thu mua: ………………………
– Người phụ trách thu mua: ………………………………………………………

Ngày tháng năm mua hàng Người bán Hàng hóa mua vào Ghi chú
Tên người bán Địa chỉ Số CMT nhân dân Tên mặt hàng Số lượng Đơn giá Tổng giá thanh toán
1 2 3 4 5 6 7 8 9

 

 

– Tổng giá trị hàng hóa mua vào: …………………………………

 

Người lập bảng kê
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày …. tháng …. năm ……..
Giám đốc doanh nghiệp
(Ký tên, đóng

 

  1. Các khoản lỗ được kết chuyển theo quy định

Kết hợp với các công thức tính thuế bên trên chúng ta có cách xác định lãi – lỗ trong kỳ như sau:

Đặt: Doanh Thu – Chi phí được trừ + Thu nhập khác – Thu nhập miễn thuế = A.

+ Nếu A < 0 => Kết quả kinh doanh trong kỳ là Lỗ => Doanh nghiệp không phải nộp thuế

+ Nếu A > 0 => Kết quả kinh doanh trong kỳ là Lãi.

Lãi nhưng chưa chắc doanh nghiệp đã phải nộp thuế TNDN vì chúng ta còn có thể có các khoản lỗ của kỳ trước. Khi kết quả kinh doanh là Lãi thì chúng ta được quyền chuyển lỗ (Nếu có)

 

Chú ýĐối với các doanh nghiệp không phát sinh thu nhập miễn thuếthì việc xác định lãi hay lỗ được dựa trên thu nhập chịu thuế trong kỳ tính thuế, thông qua: doanh thu, chi phí được trừ và thu nhập khác

+ Nếu (doanh thu + thu nhập khác) > Chi phí được trừ: Lãi

+ Nếu (doanh thu + thu nhập khác) < Chi phí được trừ: Lỗ

  1. Cách chuyển lỗ:

– Nguyên tắc chuyển lỗ: 

+ Chỉ chuyển lỗ khi xác định được kết quả kinh doanh trong kỳ là lãi.

+ Số lỗ được chuyển phải toàn bộ và liên tục. Nhưng không được lớn hơn số lãi.

+ Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

 

– Hướng dẫn chuyển lỗ:

  1. Chuyển lỗ giữa các Quý:

Ví dụ 1: Năm 2018 Kế toán bán thời gian có kết quả như sau:

+ Qúy 1/2018: Lỗ 10 triệu ( Vì lỗ nên Kế toán bán thời gian không phải nộp thuế và không được chuyển lỗ).

+ Qúy 2/2018: Lãi  15 triệu => Vì lãi nên Thiên Ưng được chuyển lỗ, Kế toán bán thời gian sẽ chuyển toàn bộ số lỗ 10tr của quý 1 vào quý 2. Sau khi chuyển thì thu nhập tính thuế chỉ còn 5 triệu. Kế toán bán thời gian tính thuế TNDN tạm tính quý 2 trên 5tr đó theo mức thuế suất mà Kế toán bán thời gian áp dụng.

Ví dụ 2:

+ Qúy 1/2019: Lỗ 20 triệu

+ Qúy 2/2019: Lãi 12 triệu. => Kế toán bán thời gian sẽ chuyển lỗ từ quý 1 sang quý 2.

Nhưng số lỗ được chuyển tối đa chỉ bằng số lãi tức là chuyển 12tr. Sau khi chuyển lỗ thì Thu nhập tính thuế bằng 0 => Kế toán bán thời gian không phải nộp thuế.

Qúy 1 lỗ 20tr đã chuyển 12tr vào quý 2 vậy còn 8tr tiền lỗ Kế toán bán thời gian sẽ theo dõi và chuyển vào các quý sau khi quý đó lãi.

  1. Cách chuyển lỗ giữa các năm:

– Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm.

– Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

Ví dụ : Kế toán bán thời gian có các số liệu về

Năm 2012: Lỗ 100 triệu

Năm 2013: Lỗ 10 triệu – Vì đã lỗ nên không chuyển lỗ

Năm 2014: Lãi 20 triệu -> Vì lãi mà các năm trước có lỗ nên thực hiện chuyển lỗ -> Chuyển 20 triệu (trong 100 triệu) tiền lỗ của năm 2012 vào năm 2014 -> thu nhập tính thuế của năm 2014 = 0 -> Không phải nộp thuế

Năm 2015: Lỗ 5 triệu – Vì đã lỗ nên không chuyển lỗ

Năm 2016: Lãi 30 triệu -> Vì lãi mà các năm trước có lỗ nên thực hiện chuyển lỗ -> Chuyển 30 triệu (trong 80 triệu còn lại) tiền lỗ của năm 2012 vào năm 2016 -> thu nhập tính thuế của năm 2016 = 0 -> Không phải nộp thuế

Năm 2017: Lãi 40 triệu -> Vì lãi mà các năm trước có lỗ nên thực hiện chuyển lỗ -> Chuyển 40 triệu (trong 50 triệu còn lại) tiền lỗ của năm 2012 vào năm 2017 -> thu nhập tính thuế của năm 2017 = 0 -> Không phải nộp thuế

Năm 2018: Lãi 60 triệu -> Vì lãi mà các năm trước có lỗ nên thực hiện chuyển lỗ

Việc chuyển lỗ của năm 2018 được xác định như sau:

Vì chỉ được chuyển không quá 5 năm nên:

– Số lỗ của năm 2012 còn lại là: 100 triệu – 20 triệu (đã chuyển vào 2014) – 30 triệu (đã chuyển vào năm 2016) – 40 triệu (đã chuyển vào năm 2017) = 10 triệu SẼ KHÔNG ĐƯỢC CHUYỂN LỖ VÀO NĂM 2018 (vì đã quá 5 năm)

– Các năm được chuyển: từ năm 2013 đến 2017 

+ Tổng số lỗ được chuyển vào năm 2018 = 10 triệu (số lỗ của năm 2013) + 5 triệu (số lỗ của năm 2015) = 15 triệu

+ Thu nhập tính thuế của năm 2018 = 60 triệu (số lãi) – 15 triệu (chuyển lỗ) = 45 triệu

=> Năm 2018 Kế toán bán thời gian tính thuế trên số tiền 45 triệu = 45 triệu X 20% = 9 triệu (tiền thuế TNDN phải nộp)

Khi làm tờ khai quyết toán thuế TNDN mẫu 03/TNDN. 

Nếu chỉ tiêu C4 – Thu nhập tính thuế có phát sinh dương (lãi) mà các năm trước (trong vòng 5 năm) có số lỗ chưa chuyển hết thì kế toán thực hiện việc chuyển lỗ trên phụ lục 03-2A/TNDN để phần mềm tự động cập nhật số liệu về chỉ tiêu C3 – lỗ từ các năm trước chuyển sang.

  1. Thu nhập Miễn thuế: những loại thu nhập này ít gặp và dành cho 1 vài doanh nghiệp khá đặc thù,
Trên đây, Kế Toán Bán thời gian đã hướng dẫn xong các bạn cách tính thuế TNDN tạm tính theo lý thuyết.

Còn trong thực tế khi làm kế toán Thuế, hàng quý các bạn tạm tính thuế TNDN như sau:

Nguồn số liệu để tổng hợp doanh thu và chi phí sẽ được lấy từ sổ sách sách kế toán, trên các TK mà các bạn đã hạch toán ở các Bút toán kết chuyển cuối quý.

Gồm có:

a) doanh thu: (đầu 5 và đầu 7)

1. Kết chuyển doanh thu: Nợ 511 – Có 911

2. Kết chuyển doanh thu tài chính: Nợ 515 – Có 911

3. Kết chuyển thu nhập khác: Nợ 711 – có 911

b) Chi phí: (đầu 6 và đầu 8)

1. Kết chuyển chi phí giá vốn: Nợ 911 – Có 632

2. Kết chuyển chi phí tài chính: Nợ 911 – có 635

3. Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp: Nợ 911 – có 642

4. Kết chuyển chi phí bán hàng: Nợ 911 – Có 6421 (Thông tư 200 là 641)

5. Kết chuyển chi phí khác: Nợ 911 – Có 811.

(Lưu ý: Theo luật thuế TNDN thì chỉ có chi phí được trừ mới được đưa vào khi tính thuế TNDN nên các bạn sẽ phải loại các chi phí không được trừ ra nhé)

Tổng hợp số liệu xong, các bạn lấy: (TK đầu 5 + TK đầu 7) – (TK đầu 6 + TK đầu 8)

+ Nếu kết quả nhỏ hơn 0 => quý tạm tính này các bạn không phải nộp thuế.

+ Nếu kết quả lớn hơn 0 => tức là trong kỳ lãi chúng ta sẽ xem xét thêm kỳ trước có khoản lỗ còn được chuyển kỳ này hay không. Nếu có thì bạn chuyển để giảm hoặc không phải nộp thuế.

(Ví dụ tạm tính quý 1 năm 2018 thì chúng ta sẽ xem chỉ tiêu C4 trên tờ khai quyết toán năm 2017, Nếu C4 có giá trị âm là năm 2017 có lỗ, chúng ta chuyển vào quý 1 năm 2018 nếu quý 1 năm 2018 tạm tính ra lãi)

Chú ý: bắt đầu từ quý 4 năm 2014 Doanh nghiệp không phải làm tờ khai thuế TNDN tạm tính quý nữa mà chỉ phải tính ra số thuế TNDN tạm nộp quý.

Theo điều 17 của TT 151/2014/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 15/11/2014 thì khi tạm tính số thuế TNDN phải nộp kế toán cần chú ý những điểm sau:
Căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, người nộp thuế thực hiện tạm nộp số thuế thu nhập doanh nghiệp của quý chậm nhất vào ngày thứ ba mươi của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế; doanh nghiệp không phải nộp tờ khai thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính hàng quý.

Doanh nghiệp căn cứ vào số thuế thu nhập doanh nghiệp của năm trước và dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh trong năm để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý.
Trường hợp tổng số thuế tạm nộp trong kỳ tính thuế thấp hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý bốn của doanh nghiệp đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.
Đối với số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp theo quý thấp hơn số thuế phải nộp theo quyết toán dưới 20% mà doanh nghiệp chậm nộp so với thời hạn quy định (thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm) thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra sau khi doanh nghiệp đã khai quyết toán thuế năm, nếu phát hiện tăng số thuế phải nộp so với số thuế doanh nghiệp đã kê khai quyết toán thì doanh nghiệp bị tính tiền chậm nộp đối với toàn bộ số thuế phải nộp tăng thêm đó tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm đến ngày thực nộp tiền thuế.

KẾ TOÁN BÁN THỜI GIAN CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG

Nhân viên tư vấn                 : Đỗ Hằng

SĐT hỗ trợ ( số zalo )          : 0937319194

Email                                    : dvkthang@yahoo.com

 

Rate this post


Bài viết khác:


  dvktHang@gmail.com
  0937.31.91.94
  fb.com/DichVuKeToanTaiNha

Liên hệ

Kế toán trưởng: Đỗ Hằng
Điện thoại: 0937.31.91.94
Giờ làm việc: Sáng 8h30-11h30, Chiều 13h30-17h00
Email: dvktHang@gmail.com
Địa chỉ: 56 Đường Nguyễn Gia Trí (Đường D2 cũ), Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp HCM

Kết nối với chúng tôi

Dịch vụ kế toán tại nhà

Copyright © 2015 - 2021 DichVukeToanTaiNha.Net - All rights reserved
error: Content is protected !!
Exit mobile version