Kinh Nghiệm,Tin Tức 13/07/2019 Đỗ Hằng
Để biết được cách sự dụng hóa đơn điện tử theo những qui định cải cách, thay đổi chính sách mới ( 2018 – 2020 ). Chúng tôi sẽ chỉ cách kiểm tra và đối chiếu hóa đơn điện tử để nhận biết được hóa đơn không hợp lý. Cách khắc phục hóa đơn điện tử bị sai sót như thế nào ?
Theo điều 36 Nghị định của Chính Phủ số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 về việc bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử.
Đối với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân kinh doanh đã thông báo phát hành hóa đơn đặt in, hóa đơn tự in hoặc mua hóa đơn trên Cơ Quan Thuế. Tất cả phải chuyển sang sử dụng hóa điện tử kể từ ngày 01/11/2020.
Nếu tổ chức đã làm thông báo phát hành hóa đơn và mua hóa đơn trên Cơ Quan thuế ( ví dụ : Hóa đơn đặt in / tự in / mua hóa đơn ) thì được quyền sử dụng tiếp tục cho đến hết ngày 30/10/2020.
Theo công văn số 3134/CT-TTHT ngày 10/05/2019 của Cục thuế tỉnh Đồng Nai trả lời Công ty TNHH Khang Khang Việt.
“Căn cứ Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/09/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thự chữ ký số:
Căn cứ hướng dẫn nêu trên và nội dung văn bản hỏi số 2019/01/CV-KT ngày 17/04/2019 của Công ty:
Hỏi : Trường hợp Công ty nhận được hóa đơn điện tử từ người bán, tại tiêu thức “Chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán” không gắn ngày, tháng, năm thời gian được gắn vào thông điệp dữ liệu là không phù hợp theo quy định tại Điều 3, Điều 5 và Điều 30 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/09/2018 của Chính phủ thì hóa đơn điện tử nêu trên được xem là không hợp lệ.
Trả lời Trường hợp Công ty nhận hóa đơn điện tử từ người bán thì “chữ ký số, chữ ký điện tử của người bán” gắn thông tin về ngày, tháng, năm và thời gian vào thông điệp dữ liệu quy định tại Điều 30 Nghị định số 130/2018/NĐ-CP ngày 27/09/2018 của Chính phủ phải trùng với ngày, tháng, năm lập hóa đơn theo quy định tại Điều 6, Điều 7 và Điều 9 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 của Chính phủ. Đối với các hóa đơn điện tử Công ty đã nhận từ người bán không được thực hiện theo hướng dẫn nêu trên thì được xem là hóa đơn điện tử không hợp lệ.
Đối với các hóa đơn điện tử không hợp lệ nêu trên thì người bán hàng và người mua hàng phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về việc hủy hóa đơn điện tử đã lập có sai sót nêu trên, đồng thời người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập để gửi cho Công ty theo quy định tại Điều 17 và Điều 24 Nghị định số 119/2018/NĐ-CP ngày 12/09/2018 của Chính phủ.
Lưu ý : Cách Kiểm tra hóa đơn điện tử hợp lệ như sau:
1/ Ngày/ tháng/ năm xuất hóa đơn phải trùng với ngày trình ký ở phần chữ ký điện tử .
2/ Không được ẩn phần ngày/ tháng / năm trình ký ở phần chữ ký điện tử.
3/ Phải liệt kê tất cả loại hàng hóa xuất bán trên hóa đơn , không được ghi ” xuất hóa đơn kèm theo bảng kê như hóa đơn giấy “.
4/ Khi bán hàng hóa có giá trị < 200.000 Đ cũng phải xuất hóa đơn điện tử bán ra.
5/ Tất cả các hóa đơn điện tử mua vào và bán ra phải được lưu trữ theo dạng file mềm tại công ty, để sau này Cơ Quan Thuế Kiểm tra và Quyết Toán. Nếu in ra file giấy thì chỉ được làm cơ sở để hạch toán kế toán, Không có tính pháp lý .
Nhân viên tư vấn hỗ trợ : Ms Hằng 0937319194.
Dịch vụ kế toán tại nhà