Mức đóng các khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp mới nhất được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 được thực hiện theo Quyết định 959/QĐ-BHXH.
– Mức đóng bảo hiểm xã hội: 26%, trong đó người lao động đóng 8%; đơn vị đóng 18%.
– Mức đóng bảo hiểm y tế: 4,5%, trong đó người lao động đóng 1,5%; đơn vị đóng 3%
– Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp: 2%, trong đó người lao động đóng 1%; đơn vị đóng 1%
– Kinh phí công đoàn: 2% – doanh nghiệp đóng tất.
Bảng tỷ lệ trích các khoản bảo hiểm như sau:
Loại bảo hiểm |
Doanh nghiệp đóng |
Người LĐ đóng |
Tổng cộng |
BHXH |
18% |
8% |
26% |
BHYT |
3% |
1.5% |
4,5% |
BHTN |
1% |
1% |
2% |
TỔNG CỘNG Bảo Hiểm |
32,5% |
Thêm KPCĐ |
2% |
|
2% |
Tổng phải nộp |
34,5% |
(Theo Quyết định 959/QĐ-BHXH năm 2015 về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế với nhiều quy định về mức đóng, hồ sơ, thời hạn giải quyết; chu trình thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHXH;… được ban hành ngày 09/09/2015. – áp dụng từ ngày 01/01/2016)
(Về tỷ lệ trích thì không thay đổi so với năm 2015)
Mức tiền lương tham gia bảo hiểm năm 2016:
Mức lương tham gia bảo hiểm được thực hiện theo quy định của Luật BHXH số 58/2014/QH13:
Từ 01/01/2016, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định của pháp luật lao động.
Từ ngày 01/01/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.
=> Vậy là bắt đầu từ năm 2016 đến hết năm 2017, Doanh nghiệp sẽ phải đóng bảo hiểm trên cả phụ cấp ( Đây là điểm mới nổi bật trong năm 2016 khi tham gia bảo hiểm bắt buộc)
Sau đây, sẽ đưa ra các điểm mà kế toán cần quan tâm khi xác định mức lương để tham gia BHXH năm 2016:
1. Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc quy định tại Khoản này không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
+ Mức lương tối thiểu vùng năm 2016 được thực hiện theo Nghị định 122/2015/NĐ-CP ban hành ngày 14/11/2015. (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2016):
Vùng 1 |
3.500.000 đồng/tháng |
Vùng 2 |
3.100.000 đồng/tháng |
Vùng 3 |
2.700.000 đồng/tháng |
Vùng 4 |
2.400.000 đồng/tháng |
+ Người lao động đã qua học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp dạy nghề) thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cộng thêm 5%.
Ví dụ: Bà Nguyễn Thị Minh đã qua đào tạo trung cấp, làm việc trong môi trường bình thường, bà làm việc tại Thanh Xuân – Hà Nội.
Quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội thuộc vùng 1, do đó mức lương thấp nhất mà bà nhận được là:
3.500.000 + 3.500.00*7% = 3.745.000/tháng
Xem tại đây: Mức lương tối thiểu vùng mới nhất năm 2016 hiện nay.
=> Mức lương thấp nhất để tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc năm 2016 cũng là 3.745.000
+ Mức tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không được cao hơn 20 tháng lương cơ sở. (Mức lương cơ sở chính là mức lương tối thiểu chung: Hiện hành, mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng/tháng (được quy định tại Nghị định 66/2013/NĐ-CP của Chính phủ). Nhưng từ ngày 01/05/2016, mức lương cơ sở sẽ là 1.210.000 đồng/tháng theo Nghị quyết về dự toán Ngân sách nhà nước năm 2016 (Nghị quyết số: 99/2015/QH13 vừa được Quốc hội thông qua vào ngày 11/11/2015).
* Mức lương cao nhất để tham gia bảo hiểm:
+ BHXH, BHYT không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu chung (không cao hơn 23 triệu).
+ BHTN không được cao hơn 20 lần mức lương tối thiểu vùng (không cao hơn 70 triệu)
2. Mức lương thoả thuận trên Hợp đồng lao động:
Ngày 16/11/2015 Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn một số điều về hợp đồng lao động (Có hiệu từ ngày 01/01/2016). Tại điều 4 của TT 47 Có quy định về Tiền lương và các chế độ, phúc lợi khác ghi trong hợp đồng lao động như sau:
1. Mức lương, ghi mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định của pháp luật lao động mà hai bên đã thỏa thuận. Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.
2. Phụ cấp lương, ghi các khoản phụ cấp lương mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:
a) Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ.
b) Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
3. Các khoản bổ sung khác, ghi các khoản bổ sung mà hai bên đã thỏa thuận, cụ thể:
a) Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
b) Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Đối với các chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng theo quy định tại Điều 103 của Bộ luật lao động, tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác thì ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.
Theo như hướng dẫn ở trên thì chúng ta có thể thấy ngoài mức lương cơ bản (Lương chính không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng) ra thì các khoản phụ cấp như: năng lực, chức vụ, trách nhiệm… sẽ bị cộng vào để tính ra mức lương tham gia bảo hiểm.
Còn các khoản còn lại như: tiền ăn, điện thoại, xăng xe, tiền thưởng… thuộc các khoản bổ sung khác do đó năm 2016 doanh nghiệp không phải cộng các khoản này để đóng bảo hiểm.
Từ năm 2016, Doanh nghiệp sẽ phải quan tâm thêm các khoản phụ cấp tiền lương bao gồm những khoản nào?
Cụ thể về các khoản tiền lương và phụ cấp phải tính vào để đóng bảo hiểm được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định mức lương và phụ cấp đóng BHXH.
Theo đó, tiền lương tháng đóng BHXH đối với người lao động đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:
– Từ ngày 1/1/2016 đến ngày 31/12/2017, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 4 của Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.
+ Các khoản phụ cấp lương phải đóng bảo hiểm bắt buộcnhư phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.
+ Các khoản phụ cấp, trợ cấp, hỗ trợ không phải cộng vào để tham gia BHXH bắt buộc bao gồm các khoản chế độ và phúc lợi khác, như tiền thưởng,tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động theo Khoản 11 Điều 4 của Nghị định 05/2015/NĐ-CP.
– Từ ngày 1/1/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương theo quy định và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư 47.
Các quy định tại Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH được áp dụng kể từ ngày 01/01/2016.
– Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc:
+ Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 03 tháng trong tất cả các cơ quan, đơn vị (không phân biệt số lượng lao động đơn vị đang sử dụng) đều thuộc đối tượng đồng thời tham gia BHXH, BHYT và BHTN bắt buộc.
Trốn đóng BHXH bị phạt bảy năm tù
Theo Điều 216 Bộ luật Hình sự (sửa đổi) quy định người nào có nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động mà gian dối hoặc bằng thủ đoạn khác để không đóng hoặc không đóng đầy đủ theo quy định từ sáu tháng trở lên, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, phạm tội thì bị phạt tiền từ 500 triệu đồng đến 1 tỉ đồng hoặc bị phạt tù 2-7 năm.
Từ 01/01/2018: Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng cũng thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc
Theo điều 5 Quyết định 959/QĐ-BHXH 09/09/2015
|
+ Đối với kinh phí kinh phí công đoàn: từ ngày 10/1/2014 tất cả các doanh nghiệp đều phải đóng kể cả doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn cơ sở ( theo Nghị định 191/2013/NĐ-CP)
– Thời hạn và thủ tục tham gia xem chi tiết tại đây: Thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội lần đầu
– Các doanh nghiệp vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội được quy định tại nghị định Số: 95/2013/NĐ-CP của chính phủ ban hành ngày 22/8/2013. Xem chi tiết tại đây: Mức phạt chậm đóng bảo hiểm xã hội
Đây là quyền lợi của người lao động
mong các doanh nghiệp thực hiện tham gia bảo hiểm đầy đủ.
Mọi thông tin xin liên hệ
Dịch Vụ Kế Toán Tại Nhà