Hướng dẫn chi tiết cách hạch toán công việc của kế toán tổng hợp

Kinh Nghiệm  02/03/2018 hangdo

I.  Hàng ngày:
– Phải Lập – thu thập, xử lý – kiểm tra – phân tích tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ kế toán như HĐ, PT/PC. PN/PX…
– Ghi chép các NVKTPS Như: mua hàng, bán hàng, mua tài sản, thanh toán tiền…. Vào sổ sách kế toán.
– Thực hiện các CV khác theo y/c của quản lý.
+ Thu thập: Là tập hợp toàn bộ hoá đơn chứng từ kế toán phát sinh trong quá trình DN đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thu thập Trong DN: Phát sinh khi DN bán hàng hoá cung ứng dịch vụ cho KH, theo quy định phải xuất hoá đơn… chứng từ kế toán cần thu thập: Hoá đơn đầu ra, Phiếu Xuất kho, Phiếu thu, Giấy báo Có,…
Ngoài DN: Phát sinh khi DN đi mua hàng hoá dịch vụ về phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, để ghi nhận TS mua, đưa vào làm CP được trừ khi tính thuế TNDN… Chứng từ kế toán cần thu thập: Hoá đơn đầu vào, Phiếu Nhập kho, Phiếu Chi, Giấy báo Nợ,…

Ngoài ra, các bạn cần phải thu thập được: Hợp đồng kinh tế/ Đơn đặt hàng/ Biên bản thanh lý Hợp đồng kinh tế, Báo giá, Phiếu yêu cầu,….
+ Xử lý: là việc kiểm tra phân tích về tính hợp pháp, hợp lệ và hợp lý của Hoá đơn, chứng từ kế toán
– Tính Hợp Pháp:
* Hoá đơn: phải được tạo theo đúng mẫu quy định của Bộ tài chính( TT39/2014/TT-BTC). Lưu ý với Hoá đơn đặt in, để đủ tính Hợp pháp, trước khi đưa vào sử dụng phải thông báo phát hành hoá đơn với Cơ quan Thuế quản lý DN.
* Phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho, xuất kho,… phải được tạo theo đúng mẫu quy định của Chế độ kế toán DN lựa chọn
Về chế độ kế toán: đây là những quy định chung trong công tác hạch toán ghi sổ kế toán, hiện nay về việc lựa chọn chế độ kế toán cho DN, chúng ta có:
+ TT200/2014/TT-BTC ( thay thế hoàn toàn QD15/2006/QĐ-BTC) dành cho DN có Quy mô lớn, hoặc vốn kinh doanh là 100% vốn nước ngoài.
+ QD48//2006/QĐ-BTC dành cho DN của quy mô vừa và nhỏ.
Các bạn mở Giáo trình trang …. Giáo viên lấy ví dụ cho Hoá đơn, Phiếu nhập kho, phiếu chi.
– Tính Hợp Lệ: Nội dung trên Hoá đơn chứng từ kế toán phải được phản ánh đầy đủ, chi tiết, rõ ràng, không tẩy xoá, ghi chồng đè lên Hoá đơn chứng từ kế toán, không sử dụng mực màu đỏ,….
– Tính Hợp Lý: Nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh trên chứng từ kế toán phải liên quan, phục vụ cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.
VD: Công ty Thiên Ưng chuyên về kinh doanh buôn bán các thiết bị điện tử, điện lạnh và dịch vụ đào tạo kế toán. Giả định Thiên Ưng mua về 1 máy xúc, máy ủi… thì Chứng từ ghi nhận đối tượng này là không hợp lý.
+ Sắp xếp: sau khi Hoá đơn chứng từ kế toán được thu thập và xử lý, chúng ta đưa vào sắp xếp. Việc sắp xếp có thể theo các cách:
– Sắp xếp theo loại Chứng từ
– Sắp xếp theo nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh
Việc sắp xếp theo cách nào là tuỳ lựa chọn của DN, Nhưng đều phải đảm bảo sắp xếp có hệ thống, theo trình tự thời gian và có thể so sánh được
+ Lưu trữ:
– Đối với các Chứng từ kế toán không làm căn cứ kê khai tính thuế, hạch toán ghi sổ kế toán: lưu trữ tối thiểu trong vòng 05 năm. VD: Hợp đồng kinh tế, Đơn đặt hàng, Báo giá,…
– Đối với các Chứng từ kế toán làm căn cứ kê khai tính thuế, hạch toán ghi sổ kế toán: lưu trữ tối thiểu trong vòng 10 năm. VD: Hoá đơn, Phiếu Nhập kho, xuất kho, phiếu thu, phiếu chi,…
– Đối với các Chứng từ kế toán có liên quan đến An ninh Quốc phòng lưu trữ tối thiểu trong vòng 20 năm.
b) Cập nhật các Thông tư, Nghị định, Văn bản pháp luật mới nhất về Thuế.
Phân tích cho học viên việc lựa chọn trang web tin tưởng để tải về các TT/ ND/ VB pháp luật.
II.  Hàng tháng:
– Đầu tháng: Kê khai làm những loại báo cáo thuế theo tháng (Nếu có) như:
+ Làm tờ khai Thuế GTGT theo tháng (dành cho các công ty có tổng doanh thu năm trước liền kề trên 50 Tỷ).
+ Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn (cho những công ty thuộc diện rủi ro cao về thuế – có thông báo của Thuế).
+ Làm tờ khai thuế TNCN theo tháng: dành cho các công ty kê khai thuế GTGT theo tháng và có số Thuế TNCN phải khấu trừ vào lương của người lao động từ 50 triệu trở lên.
=>  Hạn nộp các loại báo cáo thuế tháng sẽ là ngày 20 của tháng sau. Nếu có phát sinh số tiền phải Thuế phải nộp thì kế toán đi nộp tiền, hạn nộp tiền cũng chính là hạn nộp tờ khai.
– Cuối tháng:
+ Tính và thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên.
+ Tổng hợp và lập các bảng biểu, sổ sách, báo cáo theo QĐ và theo y/c của quản lý.
+ Hạch toán các bút toán cuối tháng :

1. Hạch toán các bút toán về tiền lương cuối tháng ( căn cứ vào bảng lương )
– Tính tiền lương phải trả CBCNV
Nợ TK 6421           Tổng lương của bộ phận bán hàng
Nợ TK 6422           Tổng lương của bộ phận quản lý
Có TK 334             Tổng lương phải trả cho CNV
– Trích BHXH, BHYT, BHTN trong kỳ – tính vào chi phí ( Trích BHTN với điều kiện doanh nghiệp có trên 10 lao động )
Nợ TK 6421         Tổng số trích cho bộ phận bán hàng
Nợ TK 6422        Tổng số trích cho bộ phận quản lý
Có TK 3383         Lương CB x 18%
Có TK 3384         Lương CB x 3%

Có TK 3389         Lương CN x 1%

·

– Trích BHXH, BHYT, BHTN trong kỳ – tính vào lương của cán bộ công nhân viên
Nợ TK 334                    Tổng số trích cho bộ phận quản lý
Có TK 3383         Lương CB x 8%
Có TK 3384         Lương CB x 1,5%
Có TK 3389         Lương CN x 1%

2. Tính thuế TNCN phải nộp ( nếu có)
Nợ TK 334             Tổng số thuế TNCN khấu trừ
Có TK 3335

3. Thanh toán lương cho CBCNV:
Nợ TK 334         Tổng tiền thnh toán cho CNV, sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ                      Có TK 1111 hoặc 1121

4. Thanh toán tiền bảo hiểm:
Nợ TK 3383                               Số tiền đã trích BHXH
Nợ TK 3384                               Số tiền đã trích BHYT
Nợ TK 3389                              Số tiền đã trích BHTN
Có TK 1111 hoặc 1121       Tổng phải thanh toán

5.      Trích khấu hao tài sản cố định:
Nợ TK 6421           Số khấu hao kỳ này của bộ phận bán hàng
Nợ TK 6422           Số khấu hao kỳ này của bộ phận quản lý
Có TK 2141       Tổng khấu hao đã trích trong kỳ

6.      Phân bổ chi phí trả trướng dài hạn, ngắn hạn ( nếu có)
Nợ TK 6421           Số chi phí ngắn hạn/ dài hạn phân bổ kỳ này cho bộ phận bán hàng
Nợ TK 6422           Số chi phí ngắn hạn/ dài hạn phân bổ kỳ này cho bộ phận quản lý
Có TK 142, 242                    Tổng số đã phân bổ trong kỳ

7.      Tính thuế GTGT: (Làm theo tháng hoặc quý tùy vào kỳ KK thuế GTGT của DN)
Là việc tính ra số thuế phải nộp hay còn được khấu trừ.
Kế toán thực hiện 1 bút toán kết chuyển chung như sau:
Nợ TK 3331

Có TK 1331       Số tiền là số nhỏ nhất của 1 trong 2 tài khoản

8. Tập hợp giá vốn hàng bán: (Chú ý: Khi hạch toán đến bút toán này. Kế toán phải tổng hợp được bảng “Nhật xuất tồn kho” cuối kỳ và tìm được được đơn giá xuất kho về Phiếu xuất kho).

Nợ TK 632
Có TK 156       =  Dòng tổng cộng của Cột thành tiền giá vốn xuất kho trên PXK.

III. Hàng quý: Làm báo cáo thuế quý.

– Tạm tính Thuế TNDN theo Quý ( Bắt đầu từ quý 4/2014 các DN không phải làm tờ khai thuế TNDN tạm tính quý nữa)
– Lập Báo cáo tình hình sử dụng Hoá đơn theo Quý: dành cho các công ty không nhận được thông báo về việc DN thuộc diện rủi ro cao về thuế.
– Lập tờ khai thuế GTGT: dành cho các công ty có tổng doanh thu năm trước liền kề không quá 50 tỷ.
– Lập tờ khai thuế TNCN: dành cho các công ty kê khai thuế GTGT theo quý hoặc các công ty KK thuế GTGT theo tháng và có số thuế TNCN phải khấu trừ vào lương của người lao động dưới 50 triệu.
=>  Hạn nộp báo cáo quý là ngày 30 của tháng đầu quý sau.

IV. Hàng năm:
– Công việc đầu năm:
+ Nộp thuế Môn Bài
+ Thực hiện chuyển số dư các TK kế toán.
Kết chuyển lãi lỗ đầu năm tài chính trên sổ sách kế toán:
Kết chuyển Lãi/Lỗ năm trước sang năm nay
Khi làm sổ sách kế toán, đầu năm kế toán phải thực hiện bút toán đầu kỳ đó là kết chuyển lãi – lỗ:
– Căn cứ để kết chuyển lãi lỗ từ năm trước sang năm đó chính là số dư của tài khoản 421: Lợi nhuận chưa phân phối trên Bảng Cân đối phát sinh Tài khoản của năm trước

– Tài khoản 421 có 2 tài khoản cấp 2:
+ TK 4211: Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
+ TK 4212: Lợi nhuận chưa phân phối năm nay.
– Để xác định được kết quả hoạt động doanh của năm trước thì chúng ta phải dựa vào số dư của TK 4212 Trên bảng cân đối phát sinh tài khoản của năm trước.
+ Nếu TK 4212 có số dư bên Nợ => Năm trước Doanh nghiệp LỖ
=> Kết chuyển lỗ, kế toán hạch toán:
Nợ TK 4211 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm trước
Có TK 4212 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay
+ Nếu TK 4212 có số dư bên Có => Năm trước Doanh nghiệp LÃI
=> Kết chuyển lãi, kế toán hạch toán:
Nợ TK 4212 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối của năm nay
Có TK 4211 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm trước

– Ví dụ: số dư của TK 4212 trên bảng cân đối phát sinh tài khoản năm 2014 đang có số dư bên Nợ.
Cụ thể là Nợ 4212: 10.000.000 -> tức là năm 2014 cty này kinh doanh Lỗ 10 triệu
=> Sang năm 2015 đầu năm chúng ta phải kết chuyển Lỗ.
Nợ 4211: 10.000.000
Có 4212: 10.000.000
Chú ý: Đứng trên năm 2014 thì 10.000.000 tiền lỗ này là của năm nay tức là ở TK 4212 ( Bên nợ).
Còn sang năm 2015 thì số lỗ 10 triệu này là của năm trước nên phải ở TK 4211 ( Bên nợ)
Ví dụ: Năm 2015, công ty kế toán ABC  Cuối kỳ của TK: 4212 – DƯ CÓ: 10.000.000
ð Năm 2015, kế toán ABC hoạt động lãi: 10.000.000
Đầu năm 2016, khi làm sổ sách kế toán, chúng ta phải chuyển số dư và thực hiện bút toán đầu tiên trên sổ sách kế toán là kết chuyển lãi của năm trước (2015) sang năm nay (2016):
Nợ 4212: 10.000.000
Có 4211: 10.000.000
(Ngoài việc kết chuyển lãi lỗ thì công việc đầu năm của kế tóan còn phải chuyển toàn bộ số dư cuối kỳ của các TK đầu 1 + 2 +3 + 4 sang làm số dư đầu kỳ của năm nay).

– Công việc cuối năm:
Các bút toán kết toán cuối kỳ:
(Kỳ kế toán có thể là tháng, quý, năm tuỳ theo tình hình phát sinh và chọn lập số sách của kế toán doanh nghiệp)

1. Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu ( nếu có):
Nợ TK 5111
Có TK 5211: Chiết khấu thương mại
Có TK 5212: Hàng bán bị trả lại
Có TK 5211: giảm giá hàng bán
2. Kết chuyển doanh thu thuần trong kỳ:
Nợ TK 5111
Có TK 911
3. Kết chuyển Doanh thu hoạt động tài chính (nếu có) trong kỳ:
Nợ TK 515
Có TK 911
4. Kết chuyển chi phí hoạt động tài chính (nếu có) trong kỳ;
Nợ TK 911
Có TK 635
5. Kết chuyển giá vốn hàng xuất bán trong kỳ:
Nợ TK 911
Có TK 632
6. Kết chuyển chi phí bán hàng trong kỳ:
Nợ TK 911
Có TK 6421
7. Kết chuyển chi phí quản lý trong kỳ:
Nợ TK 911
Có TK 6422
8. Kết chuyển thu nhập khác (nếu có) trong kỳ:
Nợ TK 711
Có TK 911

9. Kết chuyển chi phí khác (nếu có) trong kỳ:
Nợ TK 911
Có TK 811
10. Tạm tính thuế TNDN phải nộp trong quý ( nếu có lãi )
Nợ TK 821
Có TK 3334

11. Kết chuyển chi phí thuế TNDN ( nếu có)
Nợ TK 911
Có TK 821      = Sumif Nợ TK 821

12. Kết chuyển lãi ( lỗ) trong kỳ:
–   Nếu lãi:
Nợ TK 911
Có TK 4212
–   Nếu lỗ:
Nợ TK 4212
Có TK 911

+ Quyết toán thuế TNDN
+ Quyết toán thuế TNCN
+ Lập Báo cáo tài chính:    – Bảng Cân đối Kế toán
– Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh
– Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ
– Thuyết minh Báo cáo Tài chính
– Bảng Cân đối số phát sinh Tài khoản

Tư vấn viên: Ms Hằng 0937319194

Nguồn website : ketoanbanthoigian.com ; dichvuketoantainha.com

Rate this post


Bài viết khác:


  dvktHang@gmail.com
  0937.31.91.94
  fb.com/DichVuKeToanTaiNha

Liên hệ

Kế toán trưởng: Đỗ Hằng
Điện thoại: 0937.31.91.94
Giờ làm việc: Sáng 8h30-11h30, Chiều 13h30-17h00
Email: dvktHang@gmail.com
Địa chỉ: 56 Đường Nguyễn Gia Trí (Đường D2 cũ), Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp HCM

Kết nối với chúng tôi


Copyright © 2015 - 2021 DichVukeToanTaiNha.Net - All rights reserved
error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo