Kinh Nghiệm,Tin Tức 30/12/2020 Đỗ Hằng
1/ Ngày 13/6/2019 Quốc Hội Khóa 14 ban hành Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14;
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020.
2/ Ngày 19/10/2020, Chính phủ ban hành Nghị định số 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 của Quốc Hội Khóa 14.
Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 05/12/2020;
Các Nghị định có liên quan đến hướng dẫn Luật Quản lý thuế trước đây hết hiệu lực thi hành (quy định tại khoản 2 Điều 42 NĐ 126/2020/NĐ-CP).
TẠM NGỪNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Căn cứ xác định thời gian người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh (Khoản 1, 3 Điều 4 NĐ số 126/2020/NĐ-CP)
Đối với người nộp thuế là tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc diện đăng ký kinh doanh là thời gian tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động, kinh doanh trở lại trước thời hạn thực hiện theo văn bản do cơ quan đăng ký kinh doanh gửi cho cơ quan thuế bằng phương thức điện tử qua hệ thống trao đổi thông tin về đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế trong thời hạn 01 ngày làm việc hoặc chậm nhất là ngày làm việc tiếp theo kể từ ngày cơ quan đăng ký kinh doanh ghi nhận trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp đăng ký hợp tác xã.
Đối với người nộp thuế được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, thông báo hoặc yêu cầu tạm ngừng hoạt động, kinh doanh hoặc hoạt động, kinh doanh trở lại trước thời hạn là thời gian được ghi trên văn bản do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền caaos và gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế chậm nhất trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ban hành văn bản.
Cơ quan thuế không nhận văn bản đăng ký tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động, kinh doanh trở lại trước thời hạn của người nộp thuế mà nhận văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp gửi đến.
Trước đây (Khoản 2 Điều 21 Thông tư số 95/2016/TT-BTC)
Thời gian tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động, kinh doanh trở lại trước thời hạn thực hiện theo văn bản đăng ký của người nộp thuế. Cơ quan thuế nhận văn bản đăng ký tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động, kinh doanh trở lại trước thời hạn của tất cả người nộp thuế.
Trước đây (Khoản 1 Điều 21 Thông tư số 95,2016,TT-BTC)
Thời gian là 15 ngày đối với tổ chức và 01 ngày làm việc đối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh.
Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế không được đăng ký tạm ngừng hoạt động, kinh doanh khi cơ quan thuế đã có Thông báo về việc người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
Không phải nộp hồ sơ khai thuế; không được sử dụng hóa đơn.
Trường hợp được cơ quan thuế chấp thuận sử dụng hóa đơn thì phải nộp hồ sơ khai thuế, nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định.
Trước đây
Chưa quy định không được sử dụng hóa đơn.
Phải chấp hành các quyết định, thông báo của cơ quan quản lý thuế về đôn đốc thu nợ, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế và xử lý hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế.
Trước đây
Chưa quy định.
Sửa đổi (Khoản 2 Điều 6 NĐ số 126/2020/NĐ-CP)
Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập có trách nhiệm đăng ký thuế thay:
Trước đây (Khoản 5 Điều 6 Thông tư số 95/2016/TT-BTC)
Đăng ký một lần trong năm chậm nhất là 10 (mười) ngày làm việc trước thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN.
Trước đây (Khoản 5 Điều 6 Thông tư số 95/2016/TT-BTC)
Cơ quan chi trả thu nhập có trách nhiệm tổng hợp và gửi hồ sơ thông tin thay đổi của cá nhân ủy quyền đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp một lần trong năm, chậm nhất là 10 (mười) ngày làm việc trước thời điểm nộp hồ sơ quyết toán thuế TNCN hàng năm.
Sửa đổi (Điểm d Khoản 3 Điều 6 NĐ số 126/2020/NĐ-CP)
Người nộp thuế trước khi thay đổi địa chỉ trụ sở sang địa bàn cấp tỉnh khác thì được chuyển số thuế TNDN, lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ đã tạm nộp nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế để bù trừ với số phải nộp theo hồ sơ khai quyết toán thuế.
Trước đây (Khoản 2 Điều 8 NĐ số 83/2013/NĐ-CP)
Không có quy định người nộp thuế được chuyển các khoản này.
Sửa đổi (Khoản 4 Điều 6 NĐ số 126/2020/NĐ-CP)
Trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế và các khoản thu khác thuộc NSNN còn nợ nhưng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận nộp dần tiền thuế nợ theo cam kết của người nộp thuế hoặc khoản tiền nợ đã được gia hạn nộp hoặc khoản tiền nợ không phải tính tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế thù người nộp thuế không phải hoàn thành nghĩa vụ nợ thuế và các khoản thu khác thuộc NSNN khi khôi phục mã số thuế.
Trước đây (Điều 20 Thông tư số 95/2016/TT-BTC)
Người nộp thuế phải hoàn thanh tất cả các khoản nợ thuế và các khoản thu khác thuộc NSNN.
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có quy mô về doanh thu, lao động đáp ứng từ mức cao nhất về tiêu chí của doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thực hiện chế độ kế toán và nộp thuế theo phương pháp kê khai.
Tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ quy định tại Khoản 1 Điều 6 NĐ số 39/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, cụ thể như sau:
Lĩnh Vực | Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, Công nghiệp, Xây dựng | Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, Công nghiệp, Xây dựng | Thương mại, Dịch vụ | Thương mại, Dịch vụ |
Doanh nghiệp siêu nhỏ | Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người | Tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng | Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người | Tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng |
Riêng cá nhân trực tiếp QTT TNCN, là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm.
Trước đây
Trường hợp cùng một loại thuế mà có nhiều hoạt động kinh doanh thì thực hiện khai chung trên một hồ sơ khai thuế; trừ các trường hợp sau:
Trước đây
Khai chung một Tờ khai thuế GTGT (mẫu 02/GTGT). Trường hợp người nộp thuế có quyết định thành lập các Ban Quản lý dự án hoặc chi nhánh đóng tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì Ban Quản lý dự án, chi nhánh phải lập hồ sơ khai thuế riêng với cơ quan thuế địa phương nơi đăng ký thuế.
Trước đây
Chưa quy định.
Trước đây
Không quy định nhưng đã được hướng dẫn tại văn bản số 4943/TCT-KK ngày 23/11/2015 của Tổng cục Thuế.
Trước đây
Không khống chế thời gian, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.
Trước đây (Khoản 5 Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC)
Nếu cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền đã ban hành kết luận, quyết định xử lý về thuế sau kiểm tra, thanh tra thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh: “tăng số thuế phải nộp, giảm số thuế đã được hoàn, giảm số thuế được khấu trừ, giảm số thuế đã nộp thừa” thì người nộp thuế được khai bổ sung, điều chỉnh và bị xử lý theo quy định như đối với trường hợp cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra phát hiện.
Sửa đổi (Điểm a Khoản 4 Điều 7 Thông tư số 126/2020/NĐ-CP)
Trước đây (Điểm c1 Khoản 5 Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC)
Lập Tờ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh và gửi tài liệu và gửi tài liệu giải thích kèm theo, không phải lập Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS.
Trường hợp đã nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm thì chỉ khai bổ sung hồ sơ khai quyết toán thuế năm;
Riêng khai bổ sung tờ khai quyết toán thuế TNCN đối với tổ chức, cá nhân trả thu nhập từ tiền lương, tiền công, đồng thời phải khai bổ sung tờ khai tháng, quý có sai, sót tương ứng.
Sửa đổi (Điểm b Khoản 4 Điều 7 NĐ số 126/2020/NĐ-CP)
Trước đây (Điểm c1 Khoản 5 Điều 10 Thông tư số 156/2013/TT-BTC)
Trường hợp chưa đến thời hạn khai thuế của kỳ tính thuế tiếp theo, người nộp thuế chưa nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế tiếp theo và chưa nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế gửi cơ quan thuế thì được khai bổ sung tăng chỉ tiêu đề nghị hoàn trên tờ khai bổ sung của kỳ tính thuế đó.
Trước đây (công văn số 2562/TCT-DNL ngày 13/6/2017 của Tổng cục thuế)
Ngân hàng có trách nhiệm xuất hóa đơn GTGT cho bên thuê tài sản hoặc ủy quyền cho bên thứ ba xuất hóa đơn cho bên thuê tài sản, kê khai thuế GTGT và thuế TNDN theo quy định.
Trước đây
Không quy định nhưng Tổng cục Thuế có văn bản hướng dẫn cho Công ty TNHH Grab Taxi: Công ty khi ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với đối tác (tổ chức, cá nhân) nhận phần doanh thu được chia từ hoạt động vận tải có trách nhiệm tính thuế GTGT 10% trên doanh thu được chia, kê khai nộp GTGT, thuế TNDN trên doanh thu được chia.
Đối với phần doanh thu của đối tác là cá nhân: Công ty khấu trừ thuế GTGT là 3%, thuế TNCN là 1,5% đồng thời khai và nộp thuế thay cho cá nhân.
2. Đối với cá nhân được ghi nhận phần vốn tăng thêm do lợi tức ghi tăng vốn thì tổ chức nơi cá nhân có vốn góp có trách nhiệm khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân đối với thu nhập từ đầu tư vốn khi cá nhân chuyển nhượng vốn, rút vốn.
3. Đối với cá nhân góp vốn bằng bất động sản, phần vốn góp, chứng khoán thì tổ chức nơi cá nhân góp vốn có trách nhiệm khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, thu nhập từ chuyên nhượng chứng khoán.
Trước đây
Cá nhân có trách nhiệm khai thuế nộp thuế
Trước đây (Công văn số 1163/TCT-TNCN ngày 21/3/2016 của Tổng cục Thuế)
Chỉ có khoản chi “chiết khấu thanh toán”, chi “hỗ trợ khách hàng đạt doanh số”, thì Công ty khai thay cho cá nhân theo tỉ lệ 1% trên số tiền cá nhân nhận được.
Bổ sung (Khoản 6 Điều 7 ND 126/2020/NĐ-CP)
Sửa đổi (Điều 9 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP)
Trường hợp tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kế từ 50 tỷ đồng trở xuống thì được khai thuế GTGT theo quý.
Doanh thu bán hàng hóa, dịch vụ được xác định là tổng doanh thu trên các tờ khai thuế GTGT của các kỳ tính thuế trong năm dương lịch, bao gồm cả doanh thu của đơn vị phụ thuộc địa điểm kinh doanh khai tập trung tại trụ sở chính.
Sau khi sản xuất kinh doanh đủ 12 tháng thì từ năm dương lịch liền kề tiếp theo năm đã đủ 12 tháng sẽ căn cứ theo mức doanh thu của năm dương lịch truớc liền kề (đủ 12 tháng) để thực hiện khai thuế GTGT theo kỳ tính thuế tháng hoặc quý.
Nếu sau thời hạn này người nộp thuế không gửi văn bản đến cơ quan thuê thì tiếp tục thực hiện khai thuế theo tháng ổn định trọn năm dương lịch.
Trước đây (Điều 15 Thông tư số 151/2014/TT-BTC)
Thời kỳ khai thuế tháng/quý ổn định trọn năm dương lịch và theo chu kỳ ổn định 3 năm.
Trường hợp đủ điều kiện khai quý nhưng muốn khai tháng thì phải có văn bản gửi cơ quan thuế (Thông báo chuyển đổi kỳ khai thuế GTGT từ quý sang tháng mẫu số 07/GTGT)
Trước đây (Điều 15 Thông tư số 151/2014/TT-BTC)
Nếu tự phát hiện hoặc qua thanh tra, kiểm tra, không đủ điều kiện để khai thuế GTGT theo quý thì từ năm tiếp theo liền kề của năm phát hiện cho đến hết chu kỳ ổn định, NNT phải thực hiện khai thuế GTGT theo tháng.
Trước đây (Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 21/2016/TT-BTC)
Kê khai theo quý (không phân biệt có doanh thu trên hay dưới 50 tỷ đồng/năm).
Sửa đổi (Điểm e Khoản 4 Điều 8 NĐ số 126/2020/NĐ-CP)
Khai thuế TNDN đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo lần phát sinh chỉ bắt buộc vơi người nộp thuế tính thuế TNDN theo phương pháp tỷ lệ trên doanh thu theo quy định của pháp luật về thuế TNDN.
Trước đây (Điều 16 Thông tư số 15/2014/TT-BTC)
Khai thuế TNDN theo từng lần phát sinh đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản áp dụng đối với DN không có chức năng kinh doanh bất động sản và DN có chức năng kinh doanh bất động sản nếu có nhu cầu.
Tổng số thuế TNDN đã tạm nộp của 03 quỹ đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán năm áp dụng bắt đầu từ kỳ tính thuế năm 2021. Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 03 quỹ đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kế từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế TNDN quý 03 đến ngày nộp số thuế còn thiếu vào NSNN.
Trước đây (Khoản 6 Điều 4 Nghị định số 91/2014/NĐ-CP và Điều 17 Thông tư 151/2014/TT-BTC)
Tổng số thuế TNDN tạm nộp thấp hơn từ 20% trở lên so với số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán thì doanh nghiệp phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số tạm nộp với số quyết toán tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4 của doanh nghiệp đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.
Đối với người nộp thuế có thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng hoặc cho thuê mua, có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ phù hợp với quy định của pháp luật thì tạm nộp thuế TNDN theo quý theo tỷ lệ 1% trên số tiền thu được.
Trước đây (Điều 16 Thông tư số 151/2014/TT BTC)
Doanh nghiệp tạm nộp thuế theo doanh thu trừ chi phí (nếu doanh nghiệp xác định được chi phí tương ứng với doanh thu đã ghi nhận) hoặc theo tỷ lệ 1% trên doanh thu thu được tiền (nếu doanh nghiệp chưa xác định được chi phí tương ứng với doanh thu).
Tổ chức cá nhân trả thu nhập không phát sinh khấu trừ thuế thu nhập cá nhân theo tháng, quý thì văn phải khai thuế.
Trước đây (Điểm a.1 Khoản 1 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC)
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập không phát sinh khấu trừ thuế TNCN theo tháng, quý thì không phải khai thuế.
Trước đây (Điểm a.2 Khoản 1 Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC và Khoản 3 Điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC)
Tổ chức, cá nhân trả thu nhập phát sinh số thuế khấu trừ trong tháng của ít nhất một loại tờ khai thuế TNCN từ 50 triệu đồng trở lên khai thuế theo tháng, trừ trường hợp tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khai thuế GTGT theo quý.
Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công khai thuế trực tiếp với cơ quan thuế theo quý.
Sửa đổi (Điểm a Khoản 1 Điều 10 NĐ số 126/2020NĐ- CP).
Trường hợp trong năm có thay đổi về vốn thì nộp hồ sơ khai lệ phí môn bài chậm nhất là ngày 30/01 năm sau năm phát sinh thông tin thay đổi.
Trước đây
Không có quy định khai lệ phí môn bài đối với trường hợp trong năm có thay đổi về vốn.
Bổ sung (Điểm g Khoản 6 Điều 8 NĐ số 126/2020/NĐ-CP).
Đối với trường hợp khai thuế TNDN của hãng vận tải nước ngoài tạm nộp theo quý và quyết toán theo năm thì tổng số thuế TNDN đã tạm nộp của ba quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% sô thuế TNDN phải nộp theo quyết toán
năm áp dụng bắt đầu từ kỳ tính thuế năm 2021. Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số phải tạm nộp 3 quý đầu năm thì phải nộp tiền chậm nộp theo quy định.
Trước đây
Chưa có quy định.
Sửa đổi (Điểm c Khoản 6 Điều 8 NĐ số 126/2020/NĐ-CP).
Tổng số lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ đã tạm nộp của 03 quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% số lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ theo quyết toán năm áp dụng bắt đầu từ kỳ tính thuế năm 2021.
Trước đây (Khoản 3 Điều 7 Thông tư số 61/2016/TT-BTC)
Tổng số lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ đã tạm nộp của năm tài chính không thấp hơn 80% số lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ phải nộp theo quyết toán năm.
Sửa đổi (Điểm c, Khoản 3 và Điểm h khoản 4 Điều 8 NĐ số 126/2020/NĐ-CP).
Trước đây (Điều 8 Thông tư số 92/2015/TT-BTC)
Cá nhân hoặc doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khai thay cho cá nhân được lựa chọn khai thuế theo kỳ thanh toán (thời hạn nộp hồ sơ thuế là ngày thứ 30 của tháng đầu quý tiếp theo quý bắt đầu thời hạn cho thuê) hoặc khai thuế một lần theo năm (thời hạn nộp hồ sơ khai thuế chạm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch).
Sửa đổi (Điểm b, khoản 1 Điều 11 NĐ 126/2020/NĐ-CP)
Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế GTGT đổi với tất cả hoạt động chuyển nhượng bất động sản của dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng (bao gồm cả trường hợp có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ) tại địa bản cấp tỉnh khác với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính là cơ quan thuế nơi có hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
Trước đây (Điểm c Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 156/2013/TT-BTC)
Trường hợp người nộp thuế thành lập đơn vị trực thuộc (chi nhánh, Ban quản lý dự án… ) thi người nộp thuế phải thực hiện đăng ký thuế và nộp thuế theo phương pháp khấu trừ đối với hoạt động kinh doanh bất động sản với cơ quan thuế địa phương nơi phát sinh hoạt động kinh doanh bất động sản.
Trường hợp người nộp thuế không thành lập đơn vị trực thuộc (chi nhánh, Ban quản lý dự án… ) thì người nộp thuế khai và nộp thuế tại cơ quan thuế quản lý trụ sở chính, đồng thời kê khai tạm nộp 2% cho CQT nơi có bất động sản.
Sửa đổi (Khoản 2 Điều 11 NĐ 126/2020/NĐ-CP)
Trước đây
Chỉ áp dụng phân bổ thuế GTGT và thuế TNDN đổi với cơ sở sản xuất ở địa phương khác tỉnh.
Người nộp thuế phải xác định riêng số thuế TNDN phải nộp cho hoạt động được hưởng ưu đãi với cơ quan thuế quản lý nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh và không được tính phân bổ cho đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh khác.
Trước đây
Chưa quy định, tuy nhiên ngày 3 0/5/2016 Tổng cục Thuế có công văn số 2352/TCT-CS hướng dẫn như sau:
Trường hợp doanh nghiệp có các cơ sở sản xuất ở các Tỉnh, TP khác với trụ sở chính thì phải tính riêng thu nhập được ưu đãi miễn giảm thuế TNDN của từng cơ sở sản xuất tại các tỉnh, TP để kê khai nộp thuế riêng, không thực hiện phân bổ số thuế TNDN phải nộp tại các địa phương theo tỷ lệ chi phí.
Sửa đổi (điểm c Khoản 1 Điều 11 NĐ 126/2020/NĐ-CP)
Người nộp thuế có nhà máy sản xuất điện (áp dụng đối với các loại hình sản xuất điện) ở địa bàn tỉnh, thành phố khác nơi có trụ sở chính thực hiện nộp hồ sơ khai thuế GTGT tại cơ quan thuế nơi có nhà máy sản xuất điện.
Trước đây
Khai thuế GTGT tại địa phương nơi đóng trụ sở chính và nộp thuế GTGT vào kho bạc địa phương nơi có nhà máy sản xuất thủy điện.
Khai thuế GTGT tại trụ sở chính và nộp thuế GTGT cho địa phương nơi có cơ sở sản xuất theo tỷ lệ 2% trên doanh thu theo giá chưa có thuế GTGT.
Bổ sung (Điểm g Khoản 6 Điều 11 NĐ 126/2020/NĐ-CP)
Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với cá nhân có thu nhập từ việc cho thuê bất động sản tại nước ngoài tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp nơi cá nhân cư trú.
Bổ sung (Điểm b.1 Khoản 7 Điều 11 NĐ 126/2020/NĐ-CP)
Đối với cá nhân có thu nhập tiền lương, tiền công tại hai nơi trở lên trong trường hợp vừa có thu nhập thuộc diện khai trực tiếp, vừa có thu nhập do tổ chức chi trả đã khấu trừ thì cá nhân nộp hồ sơ khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế nơi có nguồn thu nhập lớn nhất trong năm.
Trước đây (Khoản 3 Điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC)
Nơi nộp hồ sơ quyết toán được xác định theo theo nơi tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân, trường hợp không nơi nào tính giám trừ cho bản thân thì xác định theo Chi cục Thuế nơi cá nhân cư trú.
Bổ sung quy định liên quan đến quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT (Khoản 4 Điều 42 Luật QLT)
Nhà cung cấp ở nước ngoài nếu có hoạt động kinh doanh TMĐT, kinh doanh dựa trên nền tảng số và các dịch vụ khác thì phải có nghĩa vụ trực tiếp hoặc ủy quyền thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Khi bên Việt Nam chi trả tiền cho tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh xuyên biên giới dựa trên nền tảng trung gian kỹ thuật số không hiện diện tại Việt Nam thì phải sử dụng mã số thuế đã cấp cho tổ chức, cá nhân này để khấu trừ, nộp thay.
Tổng cục Thuế phối hợp với cơ quan có liên quan xác định, công bố tên, địa chỉ website của nhà cung cấp ở nước ngoài chưa thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế và thông báo cho ngân hàng thương mại, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán để các đơn vị này xác định tài khoản giao dịch của nhà cung cấp ở nước ngoài và thực hiện khấu trừ, nộp thay nghĩa vụ thuế.
GIAO DỊCH LIÊN KẾT
VĂN BẢN PHÁP QUY
Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ sau:
Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch sau:
Tổng chi phi lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay (sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay) phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ.
Nghị định 20/2017/NĐ-CP:
Không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãii vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế.
Phần chi phi lãi vay không được trừ theo quy định trên được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo (kể từ kỳ tính thuế TNDN năm 2019) khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a trên.
Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.
Đối với trường hợp được chuyển chi phí lãi vay sang kỳ tính thuế tiếp theo khi quyết toán thuế TNDN năm 2019 theo quy định tại Nghị định số 68/2020/NĐ-CP, thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ kỳ tính thuế TNDN năm 2020.
Trường hợp sau 05 năm không chuyển hết thì phần chi phí lãi vay còn lại không được chuyển sang các kỳ tính thuế tiếp theo.
Lưu ý
Không áp dụng quy định về chuyển tiếp chi phí lãi vay cho các năm 2017, 2018 sang các năm tiếp theo.
Sửa đổi, bổ sung (Điểm c Khoản 3 Điều 16 NĐ số 132/2020/NĐ-CP)
Không áp dụng với các khoản vay của người nộp thuế là tổ chức tín dụng theo Luật Các tổ chức tín dụng; tổ chức kinh doanh bảo hiểm theo Luật Kinh doanh bảo hiểm;
Bổ sung các khoản vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay ưu đãi của Chính phủ thực hiện theo phương thức Chính phủ đi vay nước ngoài cho các doanh nghiệp vay lại; các khoản vay thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia (chương trình nông thôn mới và giảm nghèo bền vững); các khoản vay đầu tư chương trình, dự án thực hiện chính sách phúc lợi xã hội của Nhà nước (nhà ở tái định cư, nhà ở công nhân, sinh viên và dự án phúc lợi công cộng khác).
Nghị định 20/2017/NĐ-CP:
Quy định này không áp dụng với người nộp thuế là đối tượng áp dụng của Luật các tổ chức tín dụng và Luật kinh doanh bảo hiểm.
Lưu ý
Đối tượng miễn áp dụng quy định khống chế lãi vay cho các năm 2017, 2018 vẫn thực hiện theo quy định tại Nghị đinh số 20/2017/NĐ-CP (không áp dụng đối tượng được miễn áp dụng quy định khống chế theo Nghị định số 68/2020/NĐ-CP).
Đối với thời hạn nộp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia trong trường hợp Người nộp thuế là Công ty mẹ tối cao tại Việt Nam (doanh thu hợp nhất trên 18.000 tỷ đồng):
12 tháng sau khi kết thúc năm tài chính của Công ty mẹ tối cao.
Trước đây (Thông tư số 41/20117/TT-BTC)
Nộp kèm theo Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp (mẫu số 03/TNDN).
Các trường hợp phải lập Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia trong trường hợp Người nộp thuế tại Việt Nam có công ty mẹ tối cao tại nước ngoài mà công ty mẹ tối cao có nghĩa vụ lập Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia theo quy định của nước cư trú.
Trường hợp người nộp thuế có Công ty mẹ tối cao không bắt buộc phải nộp Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia theo quy định của nước cư trú thì thực hiện theo điều ước quốc tế về thuế.
Trường hợp sau khi khai bổ sung, số thuế TNDN giảm thì sẽ được giảm số tiền chậm nộp tương ứng (nếu có).
Trường hợp số thuế TNDN trong năm 2020 không đủ bù trừ hết thì phần còn lại được bù trừ vào thuế TNDN phải nộp trong các năm tiếp theo nhưng tối đa không quá 05 năm kể từ năm 2020.
Kết thúc thời hạn trên, không xử lý số thuế còn lại chưa bù trừ hết.
Trường hợp cơ quan thuế hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã thực hiện thanh tra, kiểm tra và đã có kết luận thanh tra, kiểm tra, quyết định xử lý theo quy định của Luậ Quản lý thuế, người nộp thuế đề nghị cơ quan thuế quản lý trực tiếp xác định lại số thuế phải nộp.
Việc xác định lại số thuế phải nộp được thực hiện tại trụ sở cơ quan quản lý thuế không thực hiện thanh tra, kiểm tra lại tại trụ sở người nộp thuế, không thực hiện điều chỉnh lại kết luận và quyết định thanh tra, kiểm tra năm 2017, 2018.
Trường hợp người nộp thuế có số tiền thuế TNDN, tiền chậm nộp đã nộp NSNN của năm 2017, năm 2018 lớn hơn số tiến thuế TNDN, tiền chậm nộp đã xác định lại thì phần chênh lệch được bù trừ vào số thuế TNDN từ năm 2020 đến hết năm 2024. Kết thúc thời hạn trên, không xử lý số thuế còn lại chưa bù trừ hết.
Trường hợp đã xử phạt vi phạm hành chính về thuế hoặc đang giải quyết theo trình tự khiếu nại thì không điều chỉnh lại số tiền phạt vi phạm hành chính về thuế.
Nguồn tin từ website ketoanbanthoigian.com viết theo hướng dẫn Nghị định 126/2020
Hỗ trợ tư vấn kế toán : Ms. Hằng 0937319194