HƯỚNG DẪN BỔ SUNG KẾ TOÁN THUẾ GTGT

Kinh Nghiệm  02/03/2018 hangdo

1 – Đối với cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế, khi biếu, tặng sản phẩm, hàng hóa được trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi, kế toán phản ánh doanh thu của sản phẩm, hàng hóa biếu, tặng theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:

  Nợ TK 431 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi
  Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
  Có TK 511 – Doanh thu bán hàng (Giá bán chưa có thuế GTGT).

2 – Đối với cơ sở kinh doanh tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế, khi xuất hàng hóa dùng để khuyến mại, tiếp thị, quảng cáo không tính thuế GTGT đầu ra thì chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào của số hàng hóa này tương ứng với giá trị hàng hóa khuyến mại, quảng cáo tính trong khoản chi phí khác tương ứng với tỷ lệ % so với tổng chi phí hợp lý tính thu nhập chịu thuế TNDN quy định đối với doanh nghiệp. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ của hàng hóa khuyến mại, quảng cáo vượt tỷ lệ % so với tổng số chi phí hợp lý tính thu nhập chịu thuế TNDN, ghi:

  Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (Chi tiết chi khuyến mại, quảng cáo)
  Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.

3 – Đối với đơn vị nhận bán hàng đại lý bán đúng giá bên chủ hàng quy định chỉ hưởng hoa hồng, hoa hồng chi cho đại lý được hạch toán vào chi phí của bên chủ hàng, bên nhận bán hàng đại lý không phải tính và nộp thuế GTGT đối với khoản hoa hồng bán hàng đại lý trên.

  + Khi bán hàng đại lý theo đúng giá quy định của bên chủ hàng, kế toán đơn vị nhận bán hàng đại lý căn cứ vào chứng từ, hóa đơn bán hàng phản ánh tổng số tiền thu được phải trả cho chủ hàng, ghi:
    Nợ TK 111, 112, 131, …
    Có TK 331 – Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).

  + Cuối kỳ, kế toán tính và xác định doanh thu hoa hồng được hưởng về bán hàng đại lý, ghi:
    Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
    Có TK 511 – Doanh thu bán hàng.

  + Khi trả tiền bán hàng đại lý cho bên chủ hàng, ghi:
    Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
    Có TK 111, 112, …

  + Số tiền hoa hồng phải trả cho bên nhận bán hàng đại lý, kế toán bên chủ hàng, ghi:
    Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng
    Có TK 131, 111, …

4 – Đối với đơn vị nhận bán hàng đại lý bán mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cho cơ sở sản xuất theo giá cơ sở sản xuất quy định, bên nhận bán hàng đại lý chỉ được hưởng tiền hoa hồng và không phải nộp thuế GTGT trên phần hoa hồng được hưởng. Kế toán doanh thu và thanh toán tiền bán hàng đại lý đối với đơn vị nhận bán hàng đại lý bán mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt cho cơ sở sản xuất được hạch toán như đối với đơn vị nhận bán hàng đại lý bán đúng giá bên chủ hàng quy định chỉ được hưởng tiền hoa hồng như đã hướng dẫn tại điểm 3.

5 – Cơ sở sản xuất sắt, thép thuộc đối tượng tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế khi thu mua gom sắt, thép phế liệu để làm nguyên vật liệu sản xuất sắt, thép được khấu trừ 5% trên giá trị sắt, thép phế liệu mua vào. Căn cứ vào chứng từ, hóa đơn, bảng kê mua sắt, thép phế liệu, kế toán tính số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và giá mua chưa có thuế GTGT:

  Thuế GTGT đầu vào (được khấu trừ) = Giá thanh toán x 5%
  Giá mua chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán – Thuế GTGT đầu vào

  Sau khi tính được số thuế GTGT đầu vào và giá mua chưa có thuế GTGT, kế toán phản ánh giá trị sắt, thép phế liệu mua vào theo giá mua chưa có thuế GTGT, thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
    Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu (Giá mua chưa có thuế GTGT)
    Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
    Có TK 111, 112, 331, … (Tổng giá thanh toán).

  + Đối với doanh nghiệp có tổ chức đơn vị trực thuộc làm nhiệm vụ thu mua sắt, thép phế liệu để cung ứng cho đơn vị sản xuất thuộc doanh nghiệp theo giá chỉ định của doanh nghiệp thì đơn vị thu mua được khấu trừ 5% trên giá trị sắt, thép phế liệu mua vào. ở đơn vị trực thuộc làm nhiệm vụ thu mua sắt, thép phế liệu, căn cứ vào chứng từ, hóa đơn mua sắt, thép phế liệu để tính thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, giá mua chưa có thuế GTGT và kế toán như quy định tại điểm 5.

  Khi đơn vị trực thuộc bán sắt, thép phế liệu cho cơ sở sản xuất, bên bán phải viết hóa đơn GTGT và kế toán doanh thu bán sắt, thép phế liệu theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:
    Nợ TK 111, 112, 136 (Tổng giá thanh toán)
    Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
    Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá bán chưa có thuế GTGT).

6 – Các tổ chức, doanh nghiệp thương mại mua hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt của cơ sở sản xuất để bán được khấu trừ 3% tính trên giá hàng hóa mua vào theo chế độ quy định. Kế toán căn cứ vào hóa đơn mua vào tính thuế GTGT đầu vào được khấu trừ 3% tính trên giá thanh toán, tính giá mua chưa có thuế GTGT:

  Thuế GTGT đầu vào (được khấu trừ) = Giá thanh toán x 3%
  Giá mua chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán – Thuế GTGT đầu vào

  Sau khi tính được thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, giá mua chưa có thuế GTGT, kế toán phản ánh giá trị hàng hóa mua vào theo giá mua chưa có thuế GTGT, ghi:
    Nợ TK 156, 157, 632 (Giá mua chưa có thuế GTGT)
    Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
    Có TK 111, 112, 331, … (Tổng giá thanh toán).

7 – Trường hợp cơ sở sản xuất chế biến mua nguyên liệu là nông sản, lâm sản, thủy sản chưa qua chế biến của người sản xuất bán ra không có hóa đơn để tiếp tục chế biến sẽ được khấu trừ thuế đầu vào theo tỷ lệ 3% hoặc 5% quy định tính trên giá trị hàng hóa mua vào. Kế toán căn cứ vào bảng kê mua hàng, tính số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, tính giá mua chưa có thuế:

  Thuế GTGT đầu vào (được khấu trừ) = Giá thanh toán x 3%(hoặc 5%)
  Giá mua chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán – Thuế GTGT đầu vào

  Sau khi tính được thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, giá mua chưa có thuế GTGT, kế toán phản ánh giá trị nguyên liệu là nông sản, lâm sản, thủy sản mua vào theo giá mua chưa có thuế GTGT, ghi:
    Nợ TK 152, 621 (Giá mua chưa có thuế GTGT)
    Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
    Có TK 111, 112, 331 (Tổng giá thanh toán).

8 – Trường hợp hàng mua phải trả lại thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế, căn cứ vào chứng từ xuất hàng trả lại cho bên bán và các chứng từ liên quan, ghi:

    Nợ TK 111, 112, 331 (Tổng giá thanh toán)
    Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
    Có TK 152, 153, 156, 211 (Giá mua chưa có thuế GTGT).

9 – Khi mua TSCĐ có hóa đơn GTGT dùng chung vào hoạt động sản xuất, kinh doanh chịu thuế GTGT và không chịu thuế GTGT, kế toán phản ánh giá trị TSCĐ theo giá mua chưa có thuế GTGT, thuế GTGT đầu vào được phản ánh vào bên Nợ TK 133, để cuối kỳ kế toán tính và xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ trên cơ sở tỷ lệ doanh thu chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và doanh thu không chịu thuế so với tổng doanh thu trong kỳ. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ được hạch toán vào các chi phí có liên quan sử dụng TSCĐ, ghi:

  + Trường hợp số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ lớn, ghi:
    Nợ TK 142 – Chi phí trả trước
    Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.

  +Khi phân bổ số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ vào chi phí, ghi:
    Nợ TK 627, 641, 642, …
    Có TK 142 – Chi phí trả trước.

  + Trường hợp số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ nhỏ, ghi:
    Nợ TK 627, 641, 642, …
    Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.

10 – Khi bán hàng (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế) đổi lấy vật tư, hàng hóa khác để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng để đổi lấy vật tư, hàng hóa khác theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:

    Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán)
    Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
    Có TK 511 – Doanh thu bán hàng (Giá bán chưa có thuế GTGT) .

  Khi nhận vật tư, hàng hóa trao đổi về có hóa đơn GTGT, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa nhận trao đổi về theo giá mua chưa có thuế GTGT, ghi:
    Nợ TK 152, 153, 156, 211, … (Giá mua chưa có thuế GTGT)
    Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
    Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.

  Khi nhận vật tư, hàng hóa trao đổi về không có hóa đơn GTGT, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa nhận trao đổi về theo giá thanh toán, ghi:
    Nợ TK 152, 153, 156, 211, … (Tổng giá thanh toán)
    Có TK 131 – Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán).

  + Khi bán hàng (thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng) đổi lấy vật tư, hàng hóa khác sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng xuất trao đổi theo giá thanh toán, ghi:
    Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng
    Có TK 511 – Doanh thu bán hàng (Tổng giá thanh toán).

  Khi nhận vật tư, hàng hóa trao đổi về, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hóa nhận trao đổi về theo giá thanh toán, thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, ghi:
    Nợ TK 152, 153, 156, 211, … (Tổng giá thanh toán)
    Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.

Mọi thông tin xin liên hệ

Dịch Vụ Kế Toán Tại Nhà

Kế toán : Đỗ Hằng
Địa chỉ : 56 Đường D2, Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp Hồ Chí Minh
Di động : 0937. 31 91 94 – 0965.71.48.78
Email : dvkthang@yahoo.com
Website : ketoanbanthoigian.com
Rate this post


Bài viết khác:


  dvktHang@gmail.com
  0937.31.91.94
  fb.com/DichVuKeToanTaiNha

Liên hệ

Kế toán trưởng: Đỗ Hằng
Điện thoại: 0937.31.91.94
Giờ làm việc: Sáng 8h30-11h30, Chiều 13h30-17h00
Email: dvktHang@gmail.com
Địa chỉ: 56 Đường Nguyễn Gia Trí (Đường D2 cũ), Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp HCM

Kết nối với chúng tôi


Copyright © 2015 - 2021 DichVukeToanTaiNha.Net - All rights reserved
error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo