Cách hạch toán các khoản nộp phạt thuế, truy nộp thuế

Kinh Nghiệm  02/03/2018 hangdo

Khi doanh nghiệp bị truy thu tiền thuế phải nộp, và phải nộp phạt tiền thuế thì các khoản này sẽ được hạch toán vào đâu, hạch toán các khoản nộp phạt thuế, truy thu thuế như thế nào?cach-hach-toan-cac-khoan-nop-phat-thue-truy-thu-thue

Dưới đây Dịch vụ Kế toán tại nhà xin hướng dẫn các bạn cách hạch toán các khoản nộp phạt thuế, truy nộp thuế như sau:

Trường hợp phải nộp phạt tiền thuế:
– Khi DN nhận quyết định/thông báo xử lý phải nộp phạt:

Nợ TK 811: Chi phí khác
Có TK 3339: phí, lệ phí và các khoản phải nộp

–  Khi nộp tiền phạt:

Nợ TK 3339: phí, lệ phí và các khoản phải nộp
Có TK 111/112

(Chú ý: chi phí tiền nộp phạt này không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN)

Việc kê khai nộp thuế là do doanh nghiệp tự xác định, nhưng đến khi cơ quan thuế có quyết định thanh kiểm và phát hiện có những sai sót hoặc loại bỏ bớt chi phí (do không đáp ứng được điều kiện được tính vào chi phí được trừ) hoặc loại bớt số thuế GTGT được khấu trừ làm tăng số tiền thuế GTGT phải nộp hoặc tiền thuế TNDN => lúc này doanh nghiệp sẽ bị truy thu thuế. Kế toán xử lý như sau:

1. Hạch toán số thuế phải truy thu thêm
– Thuế GTGT truy thu thêm :
Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
– Thuế TNDN truy thu thêm :
Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
Có TK 3334 – Thuế TNDN phải nộp
Khi nộp thuế: Nợ 3331, 3334/Có 111,112
– Thuế Thu nhập cá nhân truy thu thêm :
+ Trường hợp khấu trừ vào tiền lương của người lao động kỳ này
Nợ TK 334- Phải trả người lao động
Có TK 3335 – Thuế TNCN phải nộp
+ Trường hợp do công ty phải trả
Nợ TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước
Có TK 3335 – Thuế TNCN phải nộp.
 
2.- Về điều chỉnh số trích khấu hao TSCĐ:
   Trường hợp qua kiểm tra phát hiện Công ty trích khấu hao cao hơn mức quy định tại Chế độ quản lý sử dụng và trích khấu hao TSCĐ ban hành kèm theo TT 45/2013/TT-BTC của Bộ Tài Chính, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận thực tế của các kỳ kế toán, thì Công ty hạch toán điều chỉnh lại số trích vượt mức qui định như sau :
 
Nợ TK 214 – Hao mòn TSCĐ
Có TK 4211 – Lợi nhuận chưa phân phối năm trước.
Các trường hợp điều chỉnh nêu trên, Công ty không phải lập lại sổ sách kế toán, cũng như lập lại tờ khai quyết toán thuế TNDN, tờ khai thuế GTGT của các kỳ trước.
 

Lưu ý: Đối với sổ liệu sổ sách, tở khai quyết toán thuế, BCTC của các năm bị sai sót truy thu:

– Quyết toán thuế TNDN chỉ khai bổ sung, điều chỉnh khi người nộp thuế tự phát hiện ra sai sót trước khi cơ quan thuế công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.
– Trường hợp của đơn vị đã có quyết định thanh tra, kiểm tra thuế  thì không được khai bổ sung, điều chỉnh quyết toán thuế.
– Đơn vị không điều chỉnh lại sổ sách kế toán của các năm đã được kiểm toán.

 
=> ĐIỀU CHỈNH VÀO NĂM HIỆN TẠI: Điều chỉnh khi lập báo cáo tài chính.
– Số liệu ở Chỉ tiêu “Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước” tại cột “Số đầu năm” sẽ được báo cáo lại tăng  số tiền bị truy thu so với số liệu của chỉ tiêu này tại cột “Số cuối năm” của Bảng cân đối kế toán năm trước.
– Số liệu ở Chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” tại cột “Số đầu năm” sẽ được báo cáo lại giảm số tiền bị truy thu so với số liệu của chỉ tiêu này tại cột “Số cuối năm” của Bảng cân đối kế toán năm trước.
 
Đồng thời, phải trình bày các thông tin như: số liệu báo cáo trước điều chỉnh và sau điều chỉnh, nguyên nhân sai sót và các thuyết minh kèm theo trên Thuyết minh báo cáo tài chính năm.


Để tránh trường hợp phải nộp phạt tiền chậm nộp tiền thuế, kế toán cần phải chú ý nộp đúng thời hạn các loại tờ khai và tiền thuế phải nộp.

Rate this post


Bài viết khác:


  dvktHang@gmail.com
  0937.31.91.94
  fb.com/DichVuKeToanTaiNha

Liên hệ

Kế toán trưởng: Đỗ Hằng
Điện thoại: 0937.31.91.94
Giờ làm việc: Sáng 8h30-11h30, Chiều 13h30-17h00
Email: dvktHang@gmail.com
Địa chỉ: 56 Đường Nguyễn Gia Trí (Đường D2 cũ), Phường 25, Quận Bình Thạnh, Tp HCM

Kết nối với chúng tôi


Copyright © 2015 - 2021 DichVukeToanTaiNha.Net - All rights reserved
error: Content is protected !!
Contact Me on Zalo